MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

10 tuyệt chiêu giúp bạn tránh xa bệnh tiểu đường

11-12-2017 - 17:11 PM | Sống

Bệnh tiểu đường đang là một trong những bệnh lý đáng sợ bởi “mức tàn phá khủng khiếp” của nó đối với cơ thể. Hãy chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ hôm nay.

Bệnh tiểu đường là một trong những loại bệnh lý có tỉ lệ gây tử vong cao hàng đầu trên thế giới. Hiện nay căn bệnh này không chỉ uy hiếp đến người già mà con đang tấn công vào giới trẻ. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa bệnh ngay từ sớm là hết sức cần thiết. Sau đây là những bí quyết giúp bạn chủ động tránh xa căn bệnh đáng sợ này.

1. Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa Gluten

Gluten là hỗn hợp của hai protein gliadin và glutenin thường có trong lúa mì. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Harvard – Mỹ đã lấy số liệu trên 200 nghìn người cho thấy có tổng cộng 16 nghìn người bị mắc đái tháo đường tuýt 2.

Theo kết quả phân tích, khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 ở những người ăn thực phẩm có chứa nhiều Gluten giảm 80% so với những người ăn thực phẩm có chứa ít Gluten.

2. Hạn chế hấp thụ Cacbohydrat trong bữa ăn

Kết quả nghiên cứu đăng trên "Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ" của các nhà nghiên cứu dinh dưỡng thuộc trường Đại học Alabama ở Birmingham – Mỹ cho thấy: Nếu giảm hấp thụ cacbohydrat trong thức ăn hằng ngày có thể phòng tránh thậm chí làm giảm chỉ số đường huyết. Thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể loại bỏ hầu hết các triệu chứng ở người bệnh.

3. Có chế độ ăn nhiều rau xanh

Các nhà nghiên cứu của trường Harvard T.H.Chan School of Public Health phát hiện ra: Nếu ăn thực phẩm thực vật chất lượng cao (như ngũ cốc, hoa quả, rau củ, các loại hạt và các chế phẩm đậu tương) có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên "Tạp chí y khoa cộng đồng" này còn cho thấy ăn nhiều thực phẩm thực vật như hoa quả, rau củ cũng có tác dụng phòng ngừa bệnh tiểu đường tuýt 2.

4. Nên thường xuyên ăn cơm ở nhà

Các nhà khoa học của Học viện Y tế cộng đồng Harvard tiến hành nghiên cứu đối với 100 nghìn người phát hiện, ăn cơm ở nhà sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2.

Nếu so sánh với nhóm đối tượng mỗi tuần dùng bữa trưa hoặc bữa tối ở nhà ít hơn 6 lần thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýt 2 ở nhóm đối tượng thường xuyên ăn hai bữa ở nhà giảm tới 13%.

5. Ưu tiên cách chế biến hấp, luộc khi chế biến thức phẩm

Thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Trường Y tế Icahn – Mỹ đăng trên tạp chí "Bệnh tiểu đường Châu Âu" cho thấy, nhóm đối tượng béo phì có tồn tại kháng Insulin nếu tránh hấp thụ "glucosyl hóa không enzyme (AGE)" có thể cải thiện tính nhạy cảm của Insulin.

AGE là một loại sản phẩm phụ được sinh ra trong quá trình chế biến thức ăn, thường gặp trong những thực phẩm chiên, nướng. Nếu Age trong cơ thể quá cao sẽ gây ra các triệu chứng tiền đái tháo đường như tăng đề kháng Insulin.

Ảnh minh họa

6. Nên uống cà phê

Các nhà khoa học của trường Đại học Aarhus – Đan Mạch phát hiện trong cà phê có hai loại hóa chất là Cafestol và Caffeic acid. Khi đường huyết tăng hai loại hóa chất này sẽ làm tăng sự sản sinh insulin và gia tăng sự hấp thụ glucose trong tế bào cơ.

Nguyên lý của nó cũng tương tự như các phương thuốc điều trị bệnh đái tháo đường hiện nay. Điều này chứng tỏ uống cà phê sẽ có lợi đối với đường huyết. Nhưng lưu ý không nên cho thêm đường và sữa.

7. Cố gắng giảm cân

Các nhà khoa học của trường Y St George – London phát hiện ra rằng nhóm người trẻ bị béo phì nếu giảm cân trước khi bước vào độ tuổi trung niên sẽ có thể tránh được các bệnh lý nghiêm trọng ở mức độ cao.

Các nhà khoa học chọn bản ghi chép số liệu của các binh sĩ nam. Bản ghi chép thu thập chỉ số cân nặng (BMI) của các binh sĩ khi 21 tuổi và 30 năm sau tiếp tục tiến hành điều tra. Kết quả phân tích cho thấy, nam giới có BMI rất cao khi 21 tuổi nếu đến 50 tuổi có thể giảm chỉ số BMI sẽ có tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường bằng với người có cân nặng bình thường khi còn trẻ.

8. Tập thể dục cường độ cao ngắt quãng (HIIT)

Các nhà nghiên cứu của Học viện thể thao và khoa học dinh dưỡng thuộc trường Đại học Queensland – Úc sau khi yêu cầu những người tình nguyện tập Hiit trong 24 tuần phát hiện cách tập luyện này có thể cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể đối với Insulin. Ngoài ra nó còn giúp nâng cao thể lực và giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch ở những người tập luyện.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

9. Cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Theo một nghiên cứu được đăng trên tập san "Tự nhiên", các học giả của trường Đại học Copenhagen – Đan Mạch chọn 277 người không bị mắc bệnh đái tháo đường và 75 người mắc bệnh đái tháo đường tiến hành kiểm tra nồng độ của hơn 1200 loại chất chuyển hóa trong máu của họ và phân tích DNA của hơn 100 loại vi khuẩn ở trong đường ruột.

Kết quả phân tích cho thấy mất cân bằng vi khuẩn đường ruột sẽ dẫn đến gia tăng đề kháng insulin từ đó tăng nguy cơ mắc đái tháo đường tuýt 2

10. Duy trì nhịp tim chậm

Các nhà nghiên cứu của trường đại học Pennsylvania State – Mỹ đã tiến hành theo dõi nhịp tim của 100 nghìn người trưởng thành, sau khi loại bỏ nhóm người mắc bệnh đái tháo đường tiến hành điều tra đối với những nhóm người còn lại.

Nghiên cứu phát hiện, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường và tiền đái tháo đường chuyển biến sang đái tháo đường ở những người có nhịp tim quá nhanh đều tăng cao.

*Theo Sina

Theo Hương Nguyễn

Trí thức trẻ

Trở lên trên