MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 chị em ruột tự phát hiện ung thư vú nhờ 1 việc đơn giản, đến bác sĩ cũng phải khen ngợi và khuyên mọi người học theo

14-11-2019 - 18:38 PM | Sống

Dù bị chẩn đoán mắc ung thư vú cùng một lúc xong 2 chị em ruột Vấn Giới và Vấn Tịnh, sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc vẫn cảm thấy rất may mắn vì lý do này.

Theo Sohu đưa tin, vài ngày trước nhóm phẫu thuật của bác sĩ Lưu Chấn Du, khoa Phẫu thuật vú, Bệnh viện Ung thư Hà Nam, Trung Quốc đã hoàn thành ca phẫu thuật cho 2 bệnh nhân nữ là chị em ruột.

Khoảng 1 tháng trước, người chị gái Vấn Tịnh vô tình phát hiện bên ngực trái có một khối u cục, không đau, không ngứa. Linh cảm đây là dấu hiệu không tốt, Vân Tịnh đã cùng em gái mình là chị Vân Giới đến khám tại khoa Phẫu thuật vú, Bệnh viện Ung thư Hà Nam – nơi mẹ của họ dã từng phẫu thuật ung thư vú .

2 chị em ruột tự phát hiện ung thư vú nhờ 1 việc đơn giản, đến bác sĩ cũng phải khen ngợi và khuyên mọi người học theo - Ảnh 1.

2 chị em họ Vấn đều được chẩn đoán mắc ung thư vú giai đoạn đầu.

Tại đây, bác sĩ Lưu Chấn Du đã tiến hành siêu âm vú và phát hiện có một nốt sùi thấp ở vú trái, siêu âm màu không thấy có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, hiểu tiền sử gia đình của mình, chị Vân Tịnh vẫn khăng khăng đòi được sinh thiết khối u. Kết quả sinh thiết xác định chị Vân Tịnh đúng là đã mắc ung thư vú giống mẹ mình, nhưng may mắn là ở giai đoạn sớm.

Chị gái và mẹ đều đã mắc ung thư vú, chị Vân Giới quyết định cũng sẽ siêu âm ngực và phát hiện mình cũng có khối u, kết quả sinh thiết khẳng định chị này cũng đã mắc ung thư vú như chị gái mình.

2 chị em ruột tự phát hiện ung thư vú nhờ 1 việc đơn giản, đến bác sĩ cũng phải khen ngợi và khuyên mọi người học theo - Ảnh 2.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho họ.

Sau khi nhập viện, 2 chị em họ Vân được các bác sĩ tiếp tục kiểm tra, hội chẩn và tiến hành phẫu thuật bóc tách loại bỏ khối u, kết hợp với điều trị . Hiện họ đang hồi phục tốt và đều đã được xuất viện.

"May là tôi đã phát hiện bệnh sớm nên hình dạng vú sau phẫu thuật không có quá nhiều thay đổi. Nếu phát hiện muộn thì chắc chắn tôi sẽ bị mất 1 bên ngực giống như mẹ của mình. Thật sự may mắn quá", chị Vấn Giới chia sẻ.

Nhưng tại sao 2 chị em họ lại có thể phát hiện ra bệnh sớm đến vậy?

Đó là câu hỏi mà bác sĩ vô cùng thắc mắc. Hóa ra, khi người mẹ của họ phát hiện ung thư vú 6 năm trước. Các bác sĩ lúc đó có nói rằng 2 chị em họ Vấn có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nhiều so với người khác, họ cần phải cảnh giác cao độ.

6 năm qua, họ vẫn không quên lời dặn của bác sĩ, thường xuyên kiểm tra ngực, khi có dấu hiệu bất thường liền tập tức đi khám, nhờ thế mà có cơ hội để phát hiện bệnh và điều trị sớm. Bác sĩ Lưu Chấn Du khuyên tất cả chị em phụ nữ nên học theo cách mà chị em họ Vấn đã làm, hãy luôn tự kiểm tra vú thường xuyên tại nhà, khi thấy có dấu hiệu bất thường nên đến viện thăm khám càng sớm càng tốt.

2 chị em ruột tự phát hiện ung thư vú nhờ 1 việc đơn giản, đến bác sĩ cũng phải khen ngợi và khuyên mọi người học theo - Ảnh 3.

Bác sĩ Lưu Chấn Du.

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú rất cao hơn người khác:

- Người dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn: Theo các chuyên gia, nếu phụ nữ tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone quá lâu thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nữ giới được coi là dậy thì sớm tức là phát triển trước 12 tuổi, những người mãn kinh muộn là sau 55 tuổi.

- Thức khuya thường xuyên: Những người hay thức khuya có khả năng cao mắc bệnh ung thư vú. Lý do là khi chúng ta thức vào ban đêm thì chính ánh sáng nhân tạo từ máy tính, đèn ngủ, điện thoại có thể ngăn chặn mức độ sản sinh melatonin, từ đó kích thích đến các hormone khác, gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tế bào vú.

2 chị em ruột tự phát hiện ung thư vú nhờ 1 việc đơn giản, đến bác sĩ cũng phải khen ngợi và khuyên mọi người học theo - Ảnh 4.

- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: Gen di truyền là một yếu tố góp phần không nhỏ trong chuyện làm tăng nguy cơ di căn bệnh ung thư vú ở nữ giới.

Ngoài ra, bệnh ung thư vú cũng có thể gặp phải ở một số đối tượng cụ thể sau:

- Người gặp vấn đề sinh sản (vô sinh, hiếm muộn hoặc có con đầu lòng khi trên 35 tuổi).

- Người hay căng thẳng, áp lực.

- Người có tiền sử bản thân mắc bệnh u nang hoặc u xơ tuyến vú.

- Người từng mắc bệnh ung thư buồng trứng, ung thư tử cung ...

- Người phải tiếp nhiều với hóa chất độc hại, tia bức xạ.

- Người ăn uống thiếu lành mạnh, không thủ nạp đủ nguồn dinh dưỡng thiết yếu (thiếu protein, chất xơ).

- Người sử dụng chất kích thích nhiều (hút thuốc lá, uống rượu bia).

- Người thừa cân, béo phì

Cách tự kiểm tra vú tại nhà

Các chuyên gia cho rằng, phụ nữ từ 20 tuổi trở nên nên tự kiểm tra vú định kỳ mỗi tháng 1 lần, tốt nhất là sau khi hết kinh 5 ngày, đây là thời điểm vú mềm nhất.

Bạn nên tự kiểm tra đều đặn ngay cả khi đã mãn kinh. Bạn có thể tự kiểm tra vú tại nhà với ba bước như sau:

Bước 1: Cởi áo, để hai tay xuôi theo người, đứng trước gương để quan sát: hai bên vú có đối xứng không, da vùng ngực có bị nhăn nheo, sần sùi hay thay đổi màu sắc không, núm vú có bị lõm xuống, tiết dịch bất thường không?

Bước 2: Dùng ngón tay kiểm tra đầu vú:

Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê nhẹ đầu vú. Ấn nhẹ đầu vú xem có phát hiện khối u không. Bóp nhẹ núm vú xem có dịch tiết bất thường chảy ra không.

2 chị em ruột tự phát hiện ung thư vú nhờ 1 việc đơn giản, đến bác sĩ cũng phải khen ngợi và khuyên mọi người học theo - Ảnh 5.

Bước 3: Kiểm tra toàn bộ vú

Dùng 4 ngón tay nhẹ nhàng kiểm tra toàn bộ vùng vú theo hướng xoắn ốc từ núm vú ra bên ngoài hoặc theo hình nan hoa từ trong ra ngoài rồi từ ngoài vào trong. Dùng phần mềm ở đầu ngón tay để ấn nhẹ, miết trên vùng da vú xem có u, hạch bất thường không.

Theo Sohu

Theo Đỗ Đỗ

Helino

Trở lên trên