MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

2 giờ để suy nghĩ vẩn vơ – quy luật để trở thành thiên tài của Albert Eistein, Charles Darwin và nhiều danh nhân khác

06-01-2020 - 20:14 PM | Sống

Albert Einstein nảy ra ý tưởng về thuyết tương đối khi suy nghĩ viển vông năm 16 tuổi. Issac Newton phát hiện ra lực hấp dẫn khi bị quả táo rơi trúng đầu... Liệu thiên tài có được sinh ra một cách ngẫu nhiên?

Albert Einstein mới chỉ 16 tuổi khi lần đầu nảy sinh ra ý tưởng về thuyết tương đối. 

Ông là một kẻ mơ mộng. Và ít ai biết, chính sự tưởng tượng dường như viển vông đó của ông đã đem đến một lý thuyết mang tính khai phá, thiết lập nền móng cho các ngành vật lý hiện đại.

Einstein đã tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu ông cưỡi một làn sóng ánh sáng với tốc độ không đổi, giống như người ta vẫn thường lướt sóng vậy. Do ánh sáng di chuyển với cùng một vận tốc nên ông dự đoán rằng sẽ thấy ánh sáng đó đứng yên. Khi ấy ông không biết rằng suy nghĩ giản đơn đó lại là khởi nguồn cho một số công trình nghiên cứu ấn tượng nhất của vật lý học trong vài thế kỷ qua. Ý tưởng này đã làm thay đổi mọi thứ.

Điều thú vị ở đây là giai thoại về những sáng kiến vĩ đại được khởi phát từ những phút trầm tư mặc tưởng không hề hiếm. Ngay cả các danh nhân như Charles Darwin hay Friedrich Nietzsche cũng đều cho rằng những suy nghĩ thiên tài của mình được tạo ra từ những khoảng thời gian dài họ miên man với suy nghĩ.

Điều này có vẻ hơi trái ngược với hiện tại. Chúng ta ngày nay đo năng suất làm việc của một người bằng số giờ làm việc và số báo cáo mà người đó tạo ra. Và điều này dẫn đến một câu hỏi: Liệu những trường hợp như các thiên tài kia có phải ngẫu nhiên? Nếu không thì điều kiện là gì?

Sức mạnh của những phút trầm tư

2 giờ để suy nghĩ vẩn vơ – quy luật để trở thành thiên tài của Albert Eistein, Charles Darwin và nhiều danh nhân khác - Ảnh 1.

Fiona Kerr là một giáo sư ở đại học Adelaide, và bà giải thích cơ chế hoạt động của những phút giây chìm đắm vào suy nghĩ vẩn vơ như sau: “Sự mơ mộng hay những suy nghĩ vơ vẩn cho phép tâm trí đi lang thang. Nhưng việc đó lại giúp đưa lại kết quả tốt hơn cho những vấn đề phức tạp hoặc tạo ra nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo”.

Rất nhiều người cũng đã ủng hộ giải thích này củab bà. Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục, từ những năm 1980 đã có rất nhiều công trình khoa học về suy nghĩ sâu sắc và hiện nay nó được coi là một phẩm chất thiết yếu để làm tốt công việc của một giáo viên.

Về cơ bản, mơ mộng và những phút chìm vào trầm tư cho phép chúng ta củng cố bộ nhớ và đưa các kết nối phi tuyến tính hình thành, vừa giúp ta phân tách và định vị các vấn đề vừa xem xét chúng dưới một lăng kính mới.

Quy luật 2 giờ

2 giờ để suy nghĩ vẩn vơ – quy luật để trở thành thiên tài của Albert Eistein, Charles Darwin và nhiều danh nhân khác - Ảnh 2.

Mỗi tuần, thường là vào thứ 5, bạn hãy dành 2 giờ chỉ để ngồi suy nghĩ.

Có thể tận dụng khoảng thời gian buổi tối trước khi đi ngủ. Thay vì dán mắt vào các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, bạn hãy thử dùng sổ và bút để trả lời một số câu hỏi cần sự tập trung cao:

1. Tôi có đang yêu thích những việc mình đang làm không?

2. Tôi có đang cân bằng tốt giữa cuộc sống cá nhân và công việc không?

3. Làm thế nào để nhanh chóng tiến đến mục tiêu đã định?

4. Có cơ hội lớn nào mà tôi đã bỏ qua không?

5. Trong 6 tháng tới, liệu có thể có chuyện gì không tốt xảy ra với tôi không?

Suy nghĩ về những câu hỏi này sẽ giúp bạn cân bằng giữa ngắn hạn và dài hạn, cũng như nắm bắt và dự đoán trước được vấn đề khi nó còn chưa xảy ra.

Thú vị là phần lớn những kết quả có giá trị không đến từ việc trả lời những câu hỏi thông thường, mà nó thường xuất hiện khi tôi đã quyết định bỏ lại những sự nhàm chán và thơ thẩn trong suy nghĩ của mình về mọi sự khác trên đời.

Einstein sẽ không phải là Einstein mà chúng ta biết nếu không có những phút giây suy nghĩ vẩn vơ, cũng như Darwin và Nietzsche, chắc hẳn họ sẽ phải vật lộn với các ý tưởng nếu không có những cuộc tản bộ và nhẩn nha suy nghĩ.

Tất nhiên, mẫu số chung của những trường hợp thiên tài là rất nhỏ, không phải cứ ai dành 2 giờ mỗi ngày ra cũng đều sẽ có những phát kiến vĩ đại nhưng nhìn chung nó khá tốt cho việc suy nghĩ sâu. 

Nếu bạn thấy 2 giờ để ngồi thơ thẩn là quá dài thì có thể bắt đầu với khoảng thời gian ngắn hơn (như 1 giờ). Nó cho phép tâm trí bạn được tư do bay nhảy, và nếu khéo gài cắm những câu hỏi thì nó sẽ giúp tâm trí ngày càng nhạy bén. Thời gian sẽ chứng minh cho bạn thấy điều này.

Hãy cùng thành thật xem, dù bận đến mấy chúng ta cũng vẫn có thể hoang phí thời gian cho những việc không cần thiết. Nếu bình thường bạn có thể dành 2 tiếng mỗi ngày để lướt facebook thì vài giờ mỗi tuần để sắp xếp lại cuộc sống chắc không phải là một yêu cầu quá khó. Hãy nhớ, đó vẫn là một cái giá khá thấp để có được thành quả ổn định và to lớn.

Theo Medium

Hoàng Lan

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên