MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công thức điều tiết ngân hàng sau khủng hoảng

13-07-2009 - 12:20 PM | Tài chính quốc tế

Khủng hoảng qua đi, một di chứng để lại có thể là một hệ thống ngân hàng có quy mô quá lớn tồn tại bằng tiền của người đóng thuế.

Trong quá khứ, các quy định về vốn là cách duy nhất để quản lý các ngân hàng. Nay các quy định cần chặt chẽ hơn so với trong quá khứ.

Ngân hàng và các khoản lợi nhuận khổng lồ thường đi kèm với nhau. Giới lãnh đạo các ngân hàng điều hành công việc kinh doanh vì mục đích tư lợi, tuy nhiên người đóng thuế sẽ lãnh hậu quả nếu các ngân hàng khó khăn. 

Quy mô các chương trình hỗ trợ ở thời điểm hiện tại đã được mở rộng đến mức độ chưa từng có trong lịch sử: toàn bộ hệ thống đều đã được đảm bảo. Ngay cả khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, các nhân viên ngân hàng vẫn nói đến nhũng khoản thưởng lớn và cuộc chiến tranh giành tài năng. Khủng hoảng qua đi, một di chứng để lại có thể là một hệ thống ngân hàng có quy mô quá lớn tồn tại bằng tiền của người đóng thuế.

Các nhà điều tiết thị trường muốn ngăn điều này và công cụ của họ hiện nay sẽ là đưa ra các tiêu chuẩn về vốn. Tuần này, Anh công bố kế hoạch cải tổ mới nhấn mạnh vào yêu cầu vốn và nhiều nước khác sẽ tiến hành làm tương tự trong những tháng tới. Dù trong quá khứ các ngân hàng thường cố gắng né tránh quy định như vậy, cách tiếp cận mới vẫn sẽ có ý nghĩa vì hai lý do.

Thứ nhất, điều này cho thấy chính phủ cũng không còn nhiều lựa chọn khác. Chính phủ các nước thường né tránh cải tổ toàn diện bởi không dễ dàng có cách nào chấm dứt ham muốn của xã hội đối với hoạt động tín dụng lỏng lẻo để đổi lấy sự ổn định. 

Việc chia tách các ngân hàng lớn nhất sẽ không thể làm cho các ngân hàng an toàn hơn và các chính trị gia cũng không dám đương đầu với cuộc chiến mà quyết định của họ có thể dẫn đến. Việc quốc hữu hóa các ngân hàng cũng có nhiều điểm bất cập.

Thứ hai, vốn của các ngân hàng chính là trung tâm của vấn đề. Vốn càng lớn, ngân hàng càng an toàn. Mức vốn thấp khiến các chủ nợ hoảng sợ thế nhưng sự đảm bảo của nhà nước cho phép người gửi tiền và nhiều đối tượng khác lý do hợp lý để tiếp tục rót vốn vào ngân hàng. Nếu chính phủ không thể ngừng những chính sách đảm bảo và làm như vậy không mấy hợp lý nếu xét đến cuộc khủng hoảng, họ buộc phải yêu cầu về vốn chặt chẽ hơn.

Chặt chẽ, tinh vi và sáng tạo hơn

Vậy những yêu cầu về vốn được đưa ra với mục đích gì? Thứ nhất, nó sẽ giúp tăng lượng vốn đến mức có thể bảo vệ người đóng thuế khỏi các khoản thua lỗ. Quy định Basel 2 ở thời điểm hiện tại dường như quá lỏng lẻo. Các nhà điều tiết thị trường nay đã nắm chắc hơn về việc ngân hàng cần bao nhiêu vốn để tồn tại qua một đợt khủng hoảng.

Bước vào khủng hoảng, ngân hàng Mỹ ít nhất cần tăng gấp đôi tỷ lệ vốn nòng cốt đang ở mức tối thiểu 4% ở hiện tại để không phải phát hành thêm cổ phiếu hay rơi xuống dưới mức đó vào thời điểm cuối khủng hoảng. 

Kết quả đã rõ ràng: khi kinh tế hồi phục, khả năng vốn tiếp tục được xây dựng từ mức thấp sẽ được thiết lập trong năm 2010. Những quy định này nên được thực hiện trên toàn cầu, lý tưởng nhất là trong mô hình Basel để ngăn việc quy định có thể không thể được áp dụng ở những nước có quy định lỏng lẻo hơn.
Các ngân hàng than phiền rằng chứng khoán quá đắt đỏ và họ sẽ phải tăng chi phí các khoản vay. Tuy nhiên mức tăng bao nhiêu vẫn là một dấu hỏi, ngay cả nếu chi phí cho vay không liên quan đến tiềm lực vốn, cổ đông sẽ chấp thuận lợi nhuận thấp hơn để đổi lấy ít rủi ro hơn khi khả năng vốn vững vàng. 

Dù vậy, sẽ là ảo tưởng nếu cho rằng người đóng thuế sẽ có thể tránh được rủi ro trong một hệ thống được đảm bảo. Người đóng thuế có thể sẽ được cung cấp khoản vay chi phí thấp và sau này tiền của họ dành để giải cứu các ngân hàng, lựa chọn hai có thể là các khoan vay chi phí cao và khả năng vốn vững chắc hơn. Rõ ràng xã hội thích lựa chọn thứ hai.

Thứ hai, chế độ vốn mới không hẳn sẽ hoàn toàn thuận lợi. Basel 2 thất bại không phải chỉ bởi yêu cầu vốn quá thấp và còn bởi định nghĩa về vốn quá lỏng lẻo: các ngân hàng được cho phép đưa vào nhiều loại hình nợ khác nhau. 

Để quy định mới có hiệu quả, quy định vốn mới chỉ nên chấp thuận cổ phần là vốn. Dù cho đến nay chưa có ai đưa ra đề xuất sử dụng chính sách bảo hiểm và nợ chuyển đổi làm vốn, ưu tiên ban đầu sẽ là đơn giản hóa.

Thứ ba, các nhà điều tiết thị trường nên khéo léo hơn khi đánh giá về khả năng vốn của các ngân hàng. Thay vì bất chợt kiểm tra các bảng cân đối kế toán mà số liệu trong này đã được biến hóa bằng một loạt các thủ thuật, họ nên tiến hành những đợt thanh tra đều đặn, xem xét kỹ lưỡng thua lỗ của ngân hàng qua các năm, thay đổi trong báo cáo tài chính cũng như hoạt động mang lại nguồn lợi chính cho các ngân hàng. 

Kết quả các đợt thanh tra cần được công bố công khai. Nếu việc thanh tra này cần đến đội ngũ giám sát bên trong các ngân hàng giống như những gì đang diễn ra tại Tây Ban Nha hiện nay, hãy tiến hành làm như vậy.

Cuối cùng, các nhà điều tiết thị trường nên sử dụng yêu cầu vốn cao hơn tiêu chuẩn tối thiểu của thế giới để phạt các ngân hàng tiềm ẩn khả năng gây rủi ro đối với người nộp thuế. Trong khả năng xấu, tiêu chuẩn vốn đã quá thấp từ trước sau này lại được sử dụng như cách giải quyết quá nhiều vấn đề. Dù là vấn đề gì đi nữa, mục tiêu chung sẽ vẫn phải là dần dần yêu cầu các ngân hàng thu hẹp bớt lại và cải thiện thanh khoản.

Quy định vốn mới có thể điều chỉnh được các ngân hàng hay không? Không ai biết rõ câu trả lời. Tuy nhiên quy định là lựa chọn cuối cùng trong nhóm công cụ còn lại của các nhà điều tiết ngành ngân hàng. 

Nếu việc áp dụng quy định này vẫn không thể bảo vệ được người đóng thuế khỏi những thiệt hại về tài chính, chắc chắn các nhà điều tiết thị trường sẽ phải dùng đến biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn. Các ngân hàng đã đánh giá quá thấp rủi ro này.


Theo Economist
Ngọc Diệp


ngocdiep

Trở lên trên