MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các quỹ đầu tư đã mua mạnh trong tháng 7/2009

Trong tháng 7/2009, VFMVF1 giải ngân tập trung vào 4 ngành: Ngân hàng, bất động sản, vận tải và bán lẻ. Tỷ lệ tiền mặt giảm từ 20,1% vào cuối tháng 6 xuống 7,7% vào cuối tháng 7.

Trong kỳ báo cáo từ ngày 03/09/2009 – 10/09/2009, các quỹ đầu tư đã công bố con số NAV tiếp tục tăng trưởng so với tuần trước đó, cho dù tốc độ tăng không bằng kỳ trước, song giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư niêm yết đều đã vượt xa so với thị giá trên sàn.


Thay đổi của giá trị tài sản ròng trong kỳ (đồng)

Thay đổi của giá trị tài sản ròng kỳ trước (đồng)

NAV/ccq

(đồng/ccq)

Giá ngày 15/09/2009

VFMVF1

63.917.130.888

82.828.595.399

26.669

15.100

VFMVF4

15.119.231.339

21.322.058.700

13.966

9.500

MAFPF1

1.182.638.844

4.007.912.917

7.437

4.600

PRUBF1

2.476.319.972

-230.351.375

8.928

5.200

Trước đó, trong báo cáo về tình hình quỹ tháng 7/2009 của VFMVF1, NAV tính đến ngày 31/07 của VFMVF1 là 2.272,3 tỷ đồng, tăng trưởng 7,7% so với tháng 6/2009 và lũy kế 7 tháng đầu năm tăng 33,9%. Tuy nhiên trong kỳ báo cáo từ 03/09 – 10/09, giá trị tài sản ròng của VFMVF1 là 2.666,85 tỷ đồng tính đến ngày 10/09/2009.


Tỷ trọng đầu tư của VFMVF1 tính đến hết 31/07/2009
(nguồn: VFMVF1)
Tỷ trọng cổ phiếu niêm yết trong danh mục của VFMVF1 trong tháng 7/2009 đã tăng 8,7% do quỹ đã thực hiện giải ngân trong tháng 7 nhằm tận dụng cơ hội thị trường có sự điều chỉnh.

Việc giải ngân cổ phiếu và trái phiếu trong tháng 7/2009 làm giảm tỷ trọng tiền mặt trong danh mục từ 20,1% vào ngày 30/06/2009 xuống 7,7% tại thời điểm 31/07/2009.

Trong tháng 7/2009, VFMVF1 giải ngân tập trung vào 4 ngành: Ngân hàng, bất động sản, vận tải và bán lẻ.

Danh mục đầu tư của quỹ VF1 tính đến ngày 31/07/2009 bao gồm 36 khoản đầu tư với 4 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (59,6% NAV) bao gồm: Hạ tầng và bất động sản (18,4%), ngân hàng (20,2%), vật liêu, khai khoáng (12%), thực phẩm – nước giải khát (9%).

Đối với Quỹ đầu tư VF4, trong tháng 7, NAV của VF4 tăng 7,5% so với tháng 6/2009.

Tận dụng tình hình thị trường biến động thuận lợi cho hoạt động xây dựng danh mục, trong tháng 07/2009, Quỹ đầu tư VF4 tiến hành giải ngân 136,2 tỷ đồng, gấp 3,2 lần giá trị giải ngân trong tháng 06/2009, trong khi đó chỉ tiến hành thanh hoán 2,2 tỷ, tương đương khoảng 10,5% giá trị thanh hoán trong tháng 06/2009.

Việc đẩy mạnh hoạt động xây dựng danh mục đầu tư mục tiêu 2009 cộng thêm giá thị trường của hầu hết các cổ phiếu trong danh mục tăng dẫn đến tỷ trọng các khoản đầu tư tăng khoảng trên 20% (từ 74,6% NAV tại ngày 30/06/2009 lên 90,3% NAV tại ngày 31/07/2009), và tỷ trọng tiền mặt giảm khoảng trên 65% (từ 22,7% NAV tại ngày 30/06/2009 xuống 7,2% NAV tại ngày 31/07/2009).

Bốn ngành có mức tăng tỷ trọng lớn nhất trong danh mục bao gồm Ngân hàng – Dịch vụ tài chính, Năng lượng, Vật liệu – Khai khoáng và Thực phẩm – Nước giải khát, tăng tương ứng 41,6%, 37,0%, 27,5% và 27,3%.

Trong đó ba nhóm ngành Ngân hàng – Dịch vụ tài chính, Năng lượng và Vật liệu – Khai khoáng là ba nhóm ngành được tập trung giải ngân trong tháng 07/2009, chiếm tổng cộng

85,4% tổng giá trị giải ngân trong tháng. Riêng ngành Thực phẩm –Nước giải khát có tỷ trọng trong NAV tăng do sự tăng giá trị thị trường của các cổ phiếu trong ngành, đặc biệt là cổ phiếu VNM.

Danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 đến ngày 31/07/2009 bao gồm 19 khoản đầu tư, tập trung vào 9 nhóm ngành, trong đó 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (53,9% NAV và 58,1% tổng giá trị các khoản đầu tư) bao gồm: Ngân hàng & Dịch vụ tài chính (23,8%), Cơ sở hạ tầng & Bất động sản (15,5%), Vật liệu & Khai khoáng (14,7%).

Đối với quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1), tháng 8/2009, quỹ lãi 23,6 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư, trong tháng 7, MAFPF1 lãi 8,66 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư.

Trước đó, trong báo cáo các quỹ thị trường mới nổi của LCF Rothschild ra ngày 15/6, các quỹ các quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng tại Việt Nam, nhất là nhóm các quỹ nước ngoài có mức tăng giá trị tài sản ròng (NAV) so với đầu năm 2009 khá mạnh. Mức tăng bình quân của nhóm này là 31,2% tính đến hết ngày 12/06/2009, trong khi VN-Index tăng 58,6%.

Mức tăng NAV mạnh nhất là của Quỹ Blackhorse Enhanced Vietnam Inc, tăng 65,7%. Hai quỹ tăng NAV trên 50% là HLG Vietnam Fund tăng 54,8% và PXP Vietnam Fund tăng 55,2%. Có 3 quỹ có NAV tăng trên 40% bao gồm: MAFPF1 (40,2%), FTST Vietnam Index ETF (46%), HS-VAM Vietnam Index Linked Fund (40,5%).

Phương Mai

phuongmai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên