MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Công ty Chứng khoán nhận định thị trường ngày 7/10

Theo BVSC, VN-Index có thể có những phiên hồi phục đan xen nhưng rủi ro đầu tư ngắn hạn đang đứng ở mức cao và sẽ khá mạo hiểm cho các nhà đầu tư ngắn hạn thực hiện bắt đáy.

Chứng khoán Bảo Việt (BVSC): Ngưỡng 550 điểm vẫn đang đóng vai trò hỗ trợ và tạm thời giữ nhịp cho thị trường. Khối lượng giao dịch sụt giảm mạnh trong 2 phiên trở lại đây trong khi giá cổ phiếu trong phiên biến động trong một biên độ hẹp cho thấy sự thận trọng ở cả hai phía người mua, người bán.

Với diễn biến phiên ngày 6/10, đồ thị giá đã hình thành thêm một ngưỡng hỗ trợ trong ngắn hạn tại 543 điểm và đây được xem là mốc điểm then chốt xác nhận sự hiện diện của sóng 2 lớn Elliott - sóng điều chỉnh.

Thị trường sẽ chính thức hình thành sóng 2 lớn nếu VN-Index phá xuống dưới ngưỡng hỗ trợ 543 điểm với một phiên giảm điểm đáng kể về cuối phiên - khả năng xảy ra đang được đánh giá cao. Trong trường hợp đó ngưỡng hỗ trợ kế tiếp của VnIndex được xác định nằm tại xung quanh ngưỡng 520 điểm.

Mặc dù VN-Index có thể có những phiên hồi phục đan xen nhưng rủi ro đầu tư ngắn hạn đang đứng ở mức cao và sẽ khá mạo hiểm cho các nhà đầu tư ngắn hạn thực hiện bắt đáy ở thời điểm hiện tại. Việc giải ngân từng phần trong những phiên điều chỉnh sắp tới chỉ thích hợp với những nhà đầu tư cơ bản, có quan điểm đầu tư dài hạn.


Đồ thị phân tích kỹ thuật VN-Index
(nguồn: BVSC)

Chứng khoán EuroCapital (ECC): mức độ điều chỉnh của VN-Index có thể sẽ không sâu như lo ngại của đa số giới đầu tư. Bên cạnh đó, ECC cũng nhận thấy một yếu tố tích cực hỗ trợ tâm lý thị thị trường thời điểm này là sự hồi phục vượt mọng đợi của các chỉ số chứng khoán thế giới (Mỹ, Châu Âu) sau một tuần giảm mạnh trước đó.

Những yếu tố tích cực đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên ECC cũng nhận thấy mức độ rủi ro của thị trường hiện nay khi mà thanh khoản thị trường có phần sụt giảm trong 2 ngày giao dịch đầu tuần. Chính vì vậy ECC cho rằng về cơ bản diễn biến giao dịch phiên tới sẽ chưa có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, sự phân hóa giữa các nhóm CP nói chung và các CP nói riêng sẽ ngày càng thể hiện rõ rệt hơn đặc biệt là tại các CP đóng vai trò trụ cột thị trường và khả năng tiệp tục tăng điểm của VN-Index được chúng tôi đánh giá khá cao.

Chứng khoán SME (SMES): Tin hỗ trợ lớn nhất vào lúc này là kết quả kinh doanh quý 3 đã bắt đầu được công bố. Những công ty được huởng lợi từ giá nguyên liệu tăng như mủ cao su, phân bón, hồ tiêu… hay nhóm ngân hàng, chứng khoán sẽ được chú ý nhiều hơn cả.

Nhóm ngân hàng, chứng khoán sẽ là bệ đỡ cho thị trường, tuy nhiên sự tăng giá có lẽ sẽ chỉ đến sát với thời điểm công bố tin chính thức. Tin xấu lớn nhất có thể đến lúc này là khả năng suy giảm trên TTCK Mỹ, còn tin nội địa thì có lẽ chúng ta vẫn phải chờ công bố từ Tổng cục thống kê vào khoảng 24-27 tới đây (đánh giá về lạm phát, về tăng truởng XNK, về tỷ giá…).

Kỳ vọng lớn nhất cho TTCK trong nuớc tiếp tục là thông tin về gói kích cầu, mà theo Chính phủ là sẽ trả lời dân vào cuối tháng này. Do đó, SMES cũng chưa thể dự báo thêm điều gì (cho dù SMES vẫn nghiêng về dòng ý kiến tiếp tục triển khai, dù theo bất kỳ quy mô và phuơng cách nào đó khác lần truớc).

Hiện nay có vẻ như dòng tiền không còn “đậu” ở những mã hot cuối tháng truớc như VCG, CII, DIG, CSM…, nói chung là những mã có mức tăng giá đột phá chỉ trong vòng nửa cuối tháng 9.

SMES cho rằng điều đó là hợp lý, bởi vì đối với những mã đã tăng hơn 50% trong thời gian ngắn như thế, cho dù là nhờ tin đồn hay tin chính thức thì cũng đã phản ánh nhiều vào mức tăng giá, và do đó việc chốt lời sẽ phải diễn ra. SMES cho rằng dòng tiền sẽ chuyển huớng sang những công ty có khả năng tăng EPS mạnh nhưng chưa được để ý, nhất là trong mấy nhóm nói trên. Tất nhiên, những công ty như Cao su Đà Nẵng vẫn có thể tăng EPS, nhưng giá đã tăng nhiều truớc đó rồi, nên SMES sẽ đề nghị những mã khác như TRC hay DPR…

Quốc Thắng

Theo Bản tin các CTCK

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên