MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngành săm lốp: Lợi nhuận đột biến trong 6 tháng đầu năm

Kết thúc quý 2, cả 3 doanh nghiệp sản xuất săm lốp là DRC, Casumina và SRC đều thu được lợi nhuận lớn do tích trữ nguyên liệu giá thấp.

Việt Nam có 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất săm lốp là CTCP Công nghiệp Cao su Miền Nam -  Casumina (CSM), CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) và CTCP Cao su Sao Vàng (SRC). Tổng công ty Hóa chất Việt Nam đều nắm trên 50% cổ phần tại 3 doanh nghiệp này.

Nhờ kết quả kinh doanh tốt mà giá DRC đã tăng tới 562% so với cuối năm 2008, từ 15.700 đồng lên 104.000 đồng. Lên sàn ngày 11/8, CSM cũng đã có 4 phiên tăng trần liên tiếp với lượng dư mua luôn lên đến vài triệu đơn vị.

Mặc dù hoạt động cùng ngành nhưng mỗi doanh nghiệp lại có thế mạnh ở từng loại sản phẩm riêng: Casumina là sản phẩm săm lốp xe máy, xe tải nhẹ; DRC là lốp xe tải nặng và xe chuyên dụng (dùng trong ngành khai khoáng, cảng biển...) trong khi SRC tập trung ở phân khúc lốp xe đạp.

Theo số liệu trong bản cáo bạch của Casumina thì công ty là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường săm lốp với 35% thị phần chung. Tính riêng các dòng sản phẩm thì công ty chiếm 25% thị phần săm lốp ô tô và xe đạp, 35% thị phần săm lốp xe máy.

Bên cạnh các sản phẩm săm lốp nhập khẩu thì từ năm 2008, các doanh nghiệp săm lốp có thêm đối thủ mới khi nhà máy sản xuất lốp xe Kumho Tires Việt Nam đi vào hoạt động. Sản phẩm của nhà máy là lốp Radial cho xe khách và xe tải nhỏ với công suất 3.150.000 lốp/năm.

Năm 2008: gặp khó vì biến động giá nguyên liệu, lãi suất

LNTT qua các năm của DRC, SRC và Casumina

Năm 2007, kết quả kinh doanh của cả 3 doanh nghiệp trên đều tăng trưởng mạnh so với năm 2006. Tăng mạnh nhất là SRC khi doanh thu tăng 85% và lợi nhuận tăng 172%.

Tuy nhiên, sang năm 2008, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như biến động lãi suất, tỷ giá, giá nguyên vật liệu… cùng sự suy giảm kinh tế khiến cho lợi nhuận của 3 doanh nghiệp này đều giảm mạnh so với năm trước.

Mức giảm thấp nhất thuộc về DRC khi LNTT “chỉ” giảm từ 72 tỷ xuống 52 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận của Casumina giảm mạnh từ 80 tỷ xuống còn 10 tỷ, SRC giảm từ 26 tỷ xuống 1,14 tỷ. Với kết quả này, các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ROE, EPS… của DRC cao hơn Casumina và SRC rất nhiều.

Năm 2009: Lợi nhuận tăng độtbiến nhờ giá vốn thấp

Tính đến hết tháng 6, Casumina vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu về doanh số với 1.108 tỷ đồng doanh thu thuần. Tiếp đến là DRC với 868 tỷ đồng và SRC với 504 tỷ đồng.

So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của Casumina ở mức tương đương. Trong khi đó, doanh thu của DRC tăng trưởng 16,3%. SRC không có số liệu để so sánh.

Giá các loại nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất săm lốp như cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, than đen, vải mành… đều đã giảm đáng kể so với nửa đầu năm trước (biến động cùng chiều với giá dầu).

Cuối năm ngoái và đầu năm nay, khi giá nguyên liệu thấp, các doanh nghiệp đã tranh thủ tích trữ được một lượng lớn nguyên vật liệu giá rẻ. Hiện tại, giá các nguyên liệu này cũng đã hồi phục theo giá dầu.
 
Chỉ tiêu (tỷ đồng)
DRC
CSM
SRC
6T 2009
6T 2008
6T 2009
6T 2008
6T 2009
Doanh thu thuần 868 746 1108 1114 504
Giá vốn 627 666 845 1001 423
LN gộp 241 80 263 113 81
LNG/DT 27.8% 10.8% 23.7% 10.2% 16.1%

So với 6 tháng 2008, doanh thu của DRC tăng 121,8 tỷ đồng nhưng giá vốn hàng bán lại giảm 39,4 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp do đó đã tăng 161,2 tỷ lên 241,5 tỷ đồng (tăng 200%).

Đối với Casumina, giá vốn hàng bán cũng giảm tới 156 tỷ (-15,6%) nên lợi nhuận gộp đã tăng từ 113 tỷ lên 263 tỷ đồng (tăng 132%).

Trong 6 tháng đầu năm 2008, tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu của CSM và DRC chỉ ở mức hơn 10%. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm nay, con số này đã tăng mạnh lên các mức lần lượt là 23,7% và 27,8%. Tỷ suất này của SRC khá “khiêm tốn” so với 2 doanh nghiệp trên khi chỉ đạt 16,1%.

Ấn tượng DRC

Các khoản chi phí chính của hoạt động kinh doanh như chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng mạnh so với năm trước. Đáng chú ý là chi phí tài chính của DRC và CSM tăng lên mặc dù chi phí lãi vay đã giảm đi nhiều (xem bảng).

Tuy vậy, nhờ có lợi nhuận gộp tăng đột biến nên lợi nhuận trước thuế đều vẫn tăng trưởng mạnh và thậm chí còn lớn hơn nhiều so với lợi nhuận của cả năm trước.

So với CSM, các chi phí chính của DRC thấp hơn nhiều. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế của DRC đạt tới 174,8 tỷ đồng (bằng 72,4% doanh thu thuần). Đối với CSM và SRC, con số này là 120,2 tỷ và 40,4 tỷ đồng (gần bằng 50% doanh thu thuần).

DRC có một lợi thế hơn so với 2 doanh nghiệp kia là tiếp tục được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm nay. Với 174,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS của DRC trong 6 tháng đầu năm nay đạt 11.362 đồng. Đây là EPS cao nhất trong số các cổ phiếu đang niêm yết trên 2 sàn.

Tính chung 4 quý gần nhất, EPS của DRC và CSM đạt lần lượt là 12.339 đồng và 4.159 đồng. Tính theo giá đóng cửa ngày 14/8 thì P/E của CSM là 13,8 lần, cao hơn khá nhiều so với P/E của DRC chỉ là 8,4 lần.

Năm 2009, theo ước tính của CTCP Chứng khoán Rồng Việt, đơn vị tư vấn niêm yết cho Casumina, công ty có thể đạt được 2.256 tỷ đồng doanh thu. Lợi nhuận trước thuế và sau thuế lần lượt là 216 tỷ và 191 tỷ đồng, tương ứng với EPS đạt 7.640 đồng.

Trong nửa cuối năm 2009, Hội đồng quản trị DRC đặt mục tiêu đạt 1.000 tỷ đồng doanh thu và 130 tỷ đồng lợi nhuận. Nếu hoàn thành được kế hoạch này, thì tính chung cả năm, công ty sẽ đạt 304,75 tỷ đồng lợi nhuận, tương ứng với EPS đạt 19.809 đồng.

Với mức giá hiện tại thì P/E forward 2009 của DRC là 5,25 lần và CSM là 7,53 lần.
 
Chỉ tiêu (tỷ đồng)
CSM
DRC
SRC
Vốn điều lệ hiện tại
250
154
108
Vốn hóa thị trường(*)
1.438
1.600
n/a
EPS 4 quý gần nhất (đồng)
4.159
12.339
n/a
Năm 2008
Doanh thu thuần
2.149
1.291
920
LNST
9
52
1
6T 2009
Doanh thu thuần
1.108
868
504
LNST
105
175
35
Kết quả kinh doanh của CSM. DRC và SRC
(*): tính theo giá ngày 14/8
 
Mở rộng sản xuất

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng săm lốp của thị trường trong các năm tới, các doanh nghiệp đều có những phương án đầu tư mới nhằm nâng cao năng suất và chuyển hướng sang sản phẩm lốp Radial.

DRC có dự án sản xuất lốp ô tô tải radial toàn thép công suất 600.000 chiếc/năm, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 2.400 tỷ đồng (vốn tự có 30%). Hiện DRC đang lên phương án tăng vốn nhằm huy động vốn cho dự án này.

Tương tự như DRC, Casumina cũng có Dự án sản xuất lốp ôtô radial toàn thép 300.000 chiếc/năm tại Xí nghiệp Casumina Bình Dương: tổng vốn đầu tư là 884 tỷ đồng. Trong năm nay, công ty có kế hoạch tăng vốn lên 300 tỷ đồng nhằm huy động vốn cho dự án này. Dự kiến dự án sẽ được đưa vào hoạt động từ năm 2012 và 30% sản lượng đầu ra sẽ được xuất khẩu.

K.A.L

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên