MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thuế VAT sau 13 năm vẫn nhiều bất cập

Ngay sau khi luật thuế giá trị gia tăng (VAT) có hiệu lực, 607 doanh nghiệp vi phạm đã bị xử lý, truy thu và phạt trên 22 tỉ đồng.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cá nhân, doanh nghiệp có hành vi đối phó để không phải xuất hóa đơn cho khách hàng.

Người tiêu dùng cần yêu cầu doanh nghiệp xuất hóa đơn khi mua hàng.

Buổi tọa đàm chiều 1/2 do Cục Thuế TPHCM và báo Sài Gòn giải phóng tổ chức đã đưa ra nhiều giải pháp để tất cả các doanh nghiệp (DN) đồng loạt bán hàng xuất hóa đơn, tạo sự bình đẳng giữa các DN và đạt mục tiêu chống thất thu thuế.

Cn nâng cao quyn ca người mua

Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) được ban hành từ năm 1997, quy định tất cả các cá nhân, DN khi bán hàng phải xuất hóa đơn VAT cho khách. Tuy nhiên, theo luật sư Đinh Thị Quỳnh Như, chính sách này hiện chưa giúp người dân thấy được quyền lợi của mình khi lấy hóa đơn.

Bà Như nhấn mạnh: “Tại sao không cho người dân khấu trừ thuế VAT, chủ động tạo chính sách thuế hiệu quả cho dân? Còn DN cũng phải nhận thức rằng, bán hàng có hóa đơn sẽ đảm bảo chỗ đứng và uy tín trên thương trường. Đồng thời, cũng nên thống nhất một loại hóa đơn và để DN tự in.

Ngoài việc tránh mua phải hàng gian, hàng giả, hóa đơn chẳng có giá trị gì với người tiêu dùng. Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn luật sư TPHCM - cho rằng: Lâu nay cách cư xử thuế không công bằng bởi các DN khi có hóa đơn sẽ được trừ vào chi phí, còn cá nhân thì không.

Bà cũng đề nghị cơ quan thuế phải cho người dân được trừ chi phí hợp lý trước khi tính thuế thu nhập cá nhân. Ngoài ra, đa số điểm bán hàng yêu cầu khách vài ngày sau quay lại lấy hóa đơn, hoặc không lấy hóa đơn thì được tính giá sản phẩm rẻ hơn.

Câu chuyện của ông Bùi Xuân Luyện, trú tại P.4, Q.5 phía đại diện người mua hàng cho thấy rõ lý do người dân càng không mặn mà với hóa đơn: “Khi tôi mua một cái tivi tại điện máy NK., người bán bảo phải 3 ngày sau đến lấy hóa đơn.

Nếu tôi ở Bình Dương, liệu tôi có lặn lội quay lên để lấy một tờ hóa đơn mà không biết dùng vào việc gì?” Lợi dụng điều này, nhiều DN đã không xuất hóa đơn dù khách vẫn phải trả 10% VAT. Đây là hình thức “ăn cắp” tiền của Nhà nước”.

Mức phạt quá nh không đủ sc răn đe

Mức phạt hiện nay đối với các DN không xuất hóa đơn chỉ khoảng 4,5 triệu đồng quả là không thấm vào đâu so với doanh thu hàng chục tỷ đồng. Vì thế, có ý kiến đề xuất Nhà nước nên đưa ra các biện pháp mạnh tay hơn và cơ quan thuế phải tăng cường kiểm tra. Lý do cơ quan thuế thiếu cán bộ là không hợp lý.

Năm 2009 hàng lậu, hàng giả được phát hiện nhiều nhất từ trước đến nay, tiêu hủy gần 20 tỷ đồng ở tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên, việc xử lý vi phạm không đơn giản. Vướng mắc nhất hiện nay là thông tư liên tịch số 12 hướng dẫn xử lý hóa đơn chứng từ.

Ông Lê Xuân Đài, Phó chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đưa ra ví dụ: “Mới đây có một lô hàng may mặc trị giá 2,1 tỷ đồng nhập rồi được hợp thức hóa bằng thuế VAT khiến chúng tôi càng lúng túng”. Vì vậy, việc thay đổi về các văn bản ban hành thuế là vấn đề cấp bách.

Hiện chỉ có hơn 100 DN đăng ký kê khai qua mạng, tuy nhiên đa số không mặn mà với chuyện này vì các thông tin về DN đều được cơ quan thuế theo dõi.

Ngoài ra, quyền lợi của người mua khi nhận hóa đơn chưa có quy định cụ thể nào. Vì thế, ông Lê Xuân Dương - Phó Cục Trưởng Cục Thuế TPHCM cho biết sẽ kiến nghị với Bộ Tài chính, vì vấn đề trên không thuộc thẩm quyền của cục thuế.

Theo Hoài Lương - Lê Phương

Dân Trí


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên