MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá vàng tăng 9,51 triệu đồng/lượng tương đương 35,7% trong năm 2010

31-12-2010 - 07:30 AM | Tài chính - ngân hàng

Tỷ giá đôla Mỹ tại Hà Nội ở mức 20.980 – 21.080 đồng Việt Nam/USD, tăng 1.880 – 1.880 đồng Việt Nam/USD (mua vào – bán ra) tương đương 9,79% so với cuối năm 2009.

Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2009, giá vàng SJC giao dịch tại mức 26,51 – 26,61 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,36 – 26,55 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 26,50 – 26,60 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá đôla Mỹ phiên cuối cùng của năm 2009 ở mức 19.100 – 19.200 đồng Việt Nam/USD.

Cuối quý 1/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 26,13 – 26,19 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 – 26,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 26,05 – 26,15 triệu đồng/lượng.

Cuối quý 2/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 28,54 – 28,62 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 28,54 – 28,62 triệu đồng/lượng.

Ngày giao dịch ấn tượng của quý 2/2010: Ngày 05/02/2010, người dân đổ xô đi mua vàng sau khi giá vàng hạ 1,5 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 đêm. Yếu tố khác khiến giá vàng giảm sâu trong thời điểm này còn là bởi Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp lớn tăng cung vàng.

Tuy nhiên giá vàng chỉ giảm được 3 ngày, lực mua quá lớn khiến giá vàng lên lại mức 26,48 triệu đồng/lượng vào ngày 11/02.

Tỷ giá đôla Mỹ vào ngày 11/02/2010 cũng lên cao và đến 11h trưa cùng ngày ở mức 19.800 đồng Việt Nam/USD.

Cuối quý 3/2010, giá vàng SJC giao dịch tại mức 31,21 – 31,25 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SBJ tại Sacombank ở mức 26,08 – 26,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long tại Bảo Tín Minh Châu ở mức 31,17 – 31,23 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá đôla Mỹ tại Hà Nội ở mức 19.640 – 19.690 đồng Việt Nam/USD, trong ngày giao dịch đã có lúc giá đôla Mỹ vượt mức 19.700 đồng Việt Nam/USD.

Diễn biến giá vàng SJC trong năm 2010 (Nguồn:SJC)

Quý 4/2010, sự hỗn loạn trên thị trường vàng bắt đầu từ ngày 08/11/2010 khi người dân đổ xô nhau đi mua vàng, phiên giao dịch ngày 09/11/2010 lịch sử, giá vàng lập đỉnh cao chưa từng có. Giá vàng SBJ giao dịch ở mức 37,00 – 37,40 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng SJC ở mức 36,50 – 37,02 triệu đồng/lượng. Giá vàng rồng Thăng Long ở mức 36,90 – 37,30 triệu đồng/lượng.

Giá vàng chốt ngày thấp hơn khoảng 800 nghìn đồng/lượng so với mức đỉnh 38,2 triệu đồng/lượng đã thiết lập trong ngày.

Tỷ giá đôla Mỹ tại một số điểm quy đổi ở Hà Nội trong ngày tại mức 21.000 – 21.200 đồng Việt Nam/USD (mua vào - bán ra), mức đỉnh cao được thiết lập trong ngày là 21.500 đồng Việt Nam/USD.

Tại Hà Nội, có hiện tượng một số cửa hàng ngừng giao dịch ngoại tệ vì không còn đôla để bán ra. Chênh lệch giữa giá mua và bán vàng nhiều lúc lên tới hơn 1 triệu đồng/lượng. Đến cuối ngày kỷ lục 09/11, các doanh nghiệp kinh doanh vàng vẫn thận trọng giữ mức chênh lệch lớn giữa giá mua và bán vàng, mức chênh lệch phổ biến từ 400.000-500.000 đồng mỗi lượng.

Cùng thời gian này năm 2009, giá vàng lập kỷ lục. Ngày 11/11/2009, giá vàng lên kỷ lục 29 triệu đồng/lượng. Trưa ngày 11/11/2009, Ngân hàng Nhà nước công bố cho phép nhập vàng, giá vàng hạ sâu xuống dưới 25 triệu đồng/lượng.

Chốt phiên giao dịch ngày 30/12/2010, giá vàng SJC ở mức 36,04 – 36,12 triệu đồng/lượng. Giá vàng SBJ cuối ngày 30/12/2010 ở mức 36,07 – 36,10 triệu đồng/lượng.

Như vậy so với cuối năm 2009, giá vàng SJC đã tăng 9,53 – 9,51 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Tỷ giá đôla Mỹ tại một số điểm quy đổi ở Hà Nội tại mức 20.980 – 21.080 đồng Việt Nam/USD, tăng 1.880 – 1.880 đồng Việt Nam/USD so với cuối năm 2009, tương đương 9,79%.

Chính sách quan trọng tác động đến thị trường vàng trong nước năm 2010:

Trong năm 2010, Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra hàng loạt biện pháp để bình ổn thị trường vàng. Khởi đầu năm 2010 là thông tin mọi hoạt động sàn vàng, kinh doanh vàng trên tài khoản bị cấm, thời hạn sau đó đã được lùi đến ngày 30/03 và 31/07.

Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần cấp quota nhập khẩu vàng, các biện pháp lập tức phát huy tác dụng giúp bình ổn thị trường vàng, đưa giá vàng trong nước gần với giá thế giới.

Thời điểm 10 ngày đầu tháng 11/2010, Ngân hàng Nhà nước còn thực hiện bán can thiệp ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu. Quyết định trên giúp bình ổn tỷ giá đôla trên thị trường tự do. Đặc biệt ở thời điểm cơn sốt vàng khoảng ngày 09/11, tỷ giá đôla Mỹ đến ngày 12/11 rơi xuống 21.100 đồng Việt Nam/USD từ mức 21.500 đồng Việt Nam vào ngày 09/11.

Chiều tối ngày 28/10, Ngân hàng Nhà nước còn ban hành Thông tư 22 quy định chặt chẽ hoạt động huy động và sử dụng vốn bằng vàng của các ngân hàng. Kể từ ngày 29-10, tổ chức tín dụng sẽ chỉ được phép huy động vốn bằng vàng thông qua phát hành giấy tờ có giá, thay vì hình thức phát hành sổ tiết kiệm vàng trước đây. Ngoài ra, ngân hàng sẽ chỉ được phép cho khách hàng vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức. Việc cho vay để sản xuất và kinh doanh vàng miếng hoàn toàn bị cấm.

Bộ Tài chính ngoài ra còn đưa ra 2 quyết định về thuế vàng. Từ ngày 12/11/2010, thuế nhập khẩu vàng giảm từ 1% xuống 0% còn từ đầu năm 2011 thuế xuất vàng từ 0% lên 10% (đối với một số loại mặt hàng nhất định).

Từ 1/1/2011, các loại vàng nguyên liệu, vàng trang sức có hàm lượng cao sẽ chịu thuế xuất khẩu 10% theo quy định do Bộ Tài chính vừa ban hành, thay cho mức 0% cũ.

Theo thông tư 184 từ Bộ Tài chính, các loại vàng nguyên liệu thuộc nhóm 8718 sẽ áp dụng thuế suất 10%, thấp hơn so với mức 20% trước đó mà cơ quan này đề xuất áp dụng. Các loại vàng trang sức khác có hàm lượng cao; vàng miếng vàng thỏi, vàng bột có hàm lượng dưới 99,99% cũng chịu thuế suất 10% so với mức 0% hiện hành.

Thị trường vàng sau các quyết định trên lập tức được bình ổn.

Khánh Ly


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên