MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghịch lý cổ phiếu tốt – thanh khoản kém

Khi nhìn về các yếu tố cơ bản, một CP có thể rất tốt để đầu tư nhưng khi nhìn vào lịch sử giao dịch với khối lượng khớp mỗi phiên rất thấp thì việc giải ngân lại rất khó.

Việc niêm yết – đối với nhà đầu tư – yếu tố quan trọng nhất là để tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, tức cổ phiếu có thể mua bán dễ dàng hay không.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều cổ phiếu, trong đó không ít nhưng mã có yếu tố cơ bản rất tốt lại đã và đang mất thanh khoản khi cả bên bán và bên mua đều không mấy hào hứng.

Quan sát một số các cổ phiếu rơi vào tình trạng như vậy, chúng tôi cho rằng nguyên nhân thanh khoản thấp xuất phát từ việc các cổ phiếu này chủ yếu do các tổ chức, cổ đông nội bộ nắm giữ, lượng cổ phiếu trôi nổi tự do không nhiều.
 
 
Cổ đông
nhà nước
Tổ chức
trong nước
Cổ đông
nội bộ
Tổ chức
nước ngoài
VSC
0.0%
19.1%
4.6%
47.4%
LHG
0.0%
68.3%
0.9%
17.1%
DHG
44.2%
 
 
46.0%
KSB
50.0%
23.3%
 
9.0%
LIX
51.0%
2.0%
 
20.0%
TRC
60.0%
5.0%
 
32.0%
TTP
29.1%
5.0%
 
35.0%
Cơ cấu sở hữu tại một số cổ phiếu
Do là cổ phiếu có cơ bản tốt nên các nhà đầu tư lớn thường mua “để đấy” với mục đích nắm giữ dài hạn. Khi cần bán thì cũng có thể dễ dàng tìm nhà đầu tư khác để chuyển nhượng lượng lớn theo hình thức giao dịch thỏa thuận.
 
Bên cạnh đó cũng có một số tổ chức (điển hình là FTIF- Templeton frontier markets Fund) kiên trì "gom" những cổ phiếu tốt trong một thời gian dài, càng làm cho nguồn cung vốn đã ít lại càng ít hơn.

Những trường hợp có thể nêu ra là VSC, LHG, KSB, EVE, VCF nhóm cổ phiếu dược… Các cổ phiếu này thường chỉ được giao dịch vài nghìn thậm chí là vài trăm đơn vị mỗi phiên.

Một điều đáng chú ý là mặc dù lợi nhuận vẫn tăng trưởng, EPS cao nhưng nhìn chung thị giá của đa số các cổ phiếu trên đều giảm đáng kể so với cách đây một năm. Do giá giảm trong khi lợi nhuận vẫn tăng nên P/E của nhiều cổ phiếu hiện giờ chỉ còn ở mức 5-6 lần.

Dường như thị trường vẫn đang “lãng quên” những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt.
 
Một số cổ phiếu có cơ bản tốt - thanh khoản thấp

Lấy ví dụ với VSC của CTCP Container Việt Nam (Viconship), 3 năm liền cổ phiếu này có EPS trên 10.000 đồng: 2008 là 12.000 đồng; 2009 là 13.000 đồng và 2010 là 15.100 đồng.

Năm 2011, VSC đặt kế hoạch giảm 13% so với năm 2010, tương ứng với EPS chưa pha loãng vào khoảng 13.400 đồng.

Với mức giá hiện tại 65.000 đồng thì P/E hiện tại là 4,3 lần và forward 2011 là 4,8 lần.

Cách đây một năm, thị giá của VSC là hơn 85.000 đồng.
 
Diễn biến giá cổ phiếu VSC và LHG trong 1 năm qua
 
KAL

duchai

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên