MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Toàn cảnh hoạt động kinh doanh năm 2010 của các CTCK

Tổng lợi nhuận năm 2010 của 101 công ty chứng khoán đạt gần 2.400 tỷ đồng. Có 27 công ty đã ghi nhận lỗ, trong đó, 10 công ty lỗ 3 năm liên tiếp.

Tính đến hết tháng Tư, có 101/102 công ty chứng khoán thành viên của 2 Sở GDCK đã công bố kết quả kinh doanh kiểm toán năm 2010.

Duy nhất còn Chứng khoán Mekong chưa công bố kết quả kinh doanh.

Tính chung cả 101 công ty, trong năm qua, tổng doanh thu đạt xấp xỉ 15.800 tỷ đồng

Lợi nhuận trước thuế đạt 2.374 tỷ đồng và LNST đạt 1.805 tỷ đồng.

Năm 2009, các công ty chứng khoán này đạt 12.280 tỷ đồng doanh thu. Tổng LNTT và LNST lần lượt là 5.559 tỷ và 5.061 tỷ đồng.

Các quán quân doanh thu

Có 34 công ty có doanh thu trên 100 tỷ đồng, với tổng doanh thu đạt 13.625 tỷ đồng, chiếm 86% doanh thu toàn ngành.

Bốn công ty có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng là Agriseco (1.657 tỷ đồng), SSI (1.504 tỷ), SBS (1.377 tỷ) và TLS (1.312 tỷ).

Trong số 4 công ty này, chỉ có SBS có doanh thu chủ yếu từ hoạt động tự doanh với 1.131 tỷ đồng, chiếm 82% doanh thu.

Doanh thu khác chiếm tới 65% doanh thu của TLS và 59% của AGR.

Đối với SSI, Tỷ trọng doanh thu tự doanh của là 47% và doanh thu khác là 31%.
 
10 CTCK có doanh thu lớn nhất năm 2010

Tổng doanh thu môi giới của các CTCK trong năm 2010 là 2.692 tỷ đồng.

Trong đó, đứng đầu là TLS với 234 tỷ đồng, chiếm 8,7%. SSI đứng thứ 2 với 176 tỷ đồng, chiếm 6,5%...

Doanh thu môi giới không nên xét rời với doanh thu khác – vốn bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư như đòn bẩy, repo…

Không tính những công ty chứng khoán có tỷ trọng hoạt động trái phiếu lớn, thì hầu hết các CTCK có thị  phần môi giới (cổ phiếu) lớn cũng thường có doanh khác lớn như SSI, TLS, HSC, FPTS…

Và khoản doanh thu khác này thường lớn hơn nhiều so với doanh thu môi giới.

Một số CTCK có doanh thu tư vấn rất lớn (đứng đầu là FPTS với 188 tỷ đồng), đây có thể là do cách các công ty này ghi nhận doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư vào “Doanh thu tư vấn” thay vì ghi nhận vào “Doanh thu khác” như phần lớn các CTCK khác vẫn làm.

Các quán quân lợi nhuận

SSI dẫn duy trì được mức lãi lớn hơn hẳn các công ty khác với 903 tỷ đồng LNTT và 690 tỷ đồng LNST.

Năm 2009, công ty đạt 956 tỷ đồng LNTT và năm 2008 là 278 tỷ đồng.

Sáu công ty chứng khoán khác có mức lãi trước thuế trên 100 tỷ là Agriseco (263 tỷ), HSC (228 tỷ), FPTS (210 tỷ), VNDirect (141 tỷ), HBBS (127 tỷ) và SBS (104 tỷ).

Có 34 công ty có mức lãi dưới 10 tỷ đồng, trong đó, số có mức lãi dưới 1 tỷ đồng là 15 công ty.
 
10 CTCK có lợi nhuận lớn nhất

27 công ty báo lỗ

Tổng cộng có 27 công ty chứng khoán ghi nhận lợi nhuận âm trong năm qua với tổng mức lỗ là hơn 619 tỷ đồng. Trong đó có 12 công ty lỗ trên 10 tỷ đồng.

Dẫn đầu là KLS (-172,8 tỷ), BVS (-92,7 tỷ), KIS Việt Nam (-57,6 tỷ), HPC (-48,7 tỷ)…

Năm 2009, chỉ có 18 công ty báo lỗ với mức lỗ tổng cộng là 181 tỷ đồng.

10 CTCK lỗ nhiều nhất năm 2010

Có tới 10 CTCK đã lỗ 3 năm, thậm chí 4 năm liên tiếp như Chứng khoán Nam Việt và Chứng khoán Tầm Nhìn.

Ngoài 9 CTCK đã nêu cách đây 1 tháng, có thêm Chứng khoán Kenanga Việt Nam đã nhập nhóm các CTCK lỗ 3 năm liên tục.

43 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế

Tổng lỗ lũy kế tính đến 31/12/2010 của 43 công ty trên là 1.962 tỷ đồng. Con số này tăng thêm 4 công ty so với thống kê ngày 12/4.

Trong đó, tổng mức lỗ lũy kế của 7 công ty có mức lỗ trên 100 tỷ đồng là 972 tỷ đồng.

Dẫn đầu là BVS (-214 tỷ), KLS (-169 tỷ), HPC (-149 tỷ), Vina (-126 tỷ)…

Số lỗ này phần lớn xuất phát từ các năm trước, đặc biệt là năm 2008. Mức lỗ quá lớn của năm 2008 khiến nhiều công ty dù có lãi trong năm 2009 và 2010 vẫn chưa thể bù đắp được.
 
10 CTCK có lỗ lũy kế lớn nhất đến cuối năm 2010

Thay tên đổi chủ

Với việc thị trường chứng khoán ảm đạm trong thời gian dài, nhiều “ông chủ” của các CTCK đã chán nản muốn thoái vốn. Tuy vậy, vẫn có nhiều người lại muốn tham gia.

Chính vì vậy mà trong thời gian qua đã diễn ra khá nhiều vụ các CTCK đổi tên, đi kèm với đó là thay đổi cơ cấu sở hữu.

Mới đây nhất là CTCP Vincom đã bán toàn bộ phần vốn của mình tại CTCP Chứng khoán Vincom và công ty này được đổi tên thành Chứng khoán Xuân Thành.

CTCP Tập đoàn FLC cũng mới mua lại 37% vốn của CTCP Chứng khoán Artex.

Từ đầu năm còn có Chứng khoán Gia Quyền đổi tên thành chứng khoán KIS Việt Nam, chứng khoán E-Việt đổi tên thành Chứng khoán Navibank, chứng khoán Standar đổi tên thành chứng khoán Maritime Bank.

KAL
Theo số liệu HSX, HNX

duchai

Trở lên trên