MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Dự án Chính phủ bảo lãnh khác với hình thức doanh nghiệp tự vay tự trả”

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, tính đến ngày 31/8, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án xi măng là 1.365 triệu USD với 16 dự án.

Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc Chính phủ phải trả nợ thay một số dự án xi-măng do Chính phủ bảo lãnh vay vốn đang gặp khó khăn. Bộ Tài chính đã có báo cáo Chính phủ và gần đây nhất, tại cuộc họp báo sau phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã khẳng định quan điểm của Bộ về vấn đề này.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, tính đến ngày 31/8, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các dự án xi măng là 1.365 triệu USD với 16 dự án.

Hiện có 4 dự án xi măng được bảo lãnh đang lâm vào tình trạng khó khăn, khó có khả năng trả nợ. Cụ thể: Xi măng Đồng Bành 45 triệu USD (cấp bảo lãnh năm 2008) ; Xi măng Thái Nguyên 59 triệu USD (năm 2005); Xi măng Tam Điệp 133 triệu USD (năm 2000); Xi măng Hoàng Mai 145 triệu USD (năm 1998).

Các dự án xi măng thì do xi măng là một lĩnh vực được ưu tiên đầu tư nên Chính Phủ đã chủ trương bảo lãnh vay vốn nước ngoàimột số dự án của các công ty trong ngành này. Từ 1/1/2010 đến nay, việc thực hiện bảo lãnh chủ yếu theo Luật quản lý nợ công còn trước đó thực hiện theo Quyết định 233 và Quyết định 272 của Chính phủ.

Về nguyên tắc dự án được Chính phủ bảo lãnh được coi là nghĩa vụ dự phòng đến khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và Chính phủ phải trả thay, thì lúc đó nợ dự phòng trở thành nghĩa vụ trả nợ thực tế của Chính phủ. Việc Chính phủ bảo lãnh vay vốn đối với các dự ánkhác với hình thức “tự vay tự trả” của doanh nghiệp.

Bộ trưởng cũng cho biết quy định hiện nay, đối với những khoản Chính phủ bảo lãnh nếu doanh nghiệp không trả được nợ, Bộ Tài chính sẽ ứng để trả nợ thay,nhiều nhất là trong 3 kỳ. Trong trường hợp nếu sau 3 kỳ mà doanh nghiệp chưa thể trả được nợ thì sẽ thực hiện theo Luật quản lý nợ công: bán thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi trả nợ. Tuy nhiên, đến nay, tất cả các dự án xi- măng nêu trên chưa đều chưa quá 3 kỳ chưa trả được nợ.

Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã có văn bản báo cáo Chính phủ đề nghị tất cả địa phương rà soát lại quy hoạch các dự án xi măng, tập trung đầu tư để đưa các dự án này đi vào sử dụng. Với những dự án đã đi vào hoạt động thì sẽ được tháo gỡkhó khăn đang vướng mắc để có thể hoạt động với công suất, hiệu quả cao nhất, từ đó có lãi và trả được nợ. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng rà soát lại các quy hoạch về phát triển ngành xi măng. Trong khi chờ kết luận của Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị tạm thời ngừng cấp bảo lãnh đối với tất cả các dự án xi măng cho đến khi có chủ trương mới.

Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng đã yêu cầu Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại của Bộ Tài chính sẽ có có báo cáo tổng hợp, phân tích đánh giá nợ công của Việt Nam trong thời gian từ 2006 đến 2010 để phục vụ điều hành chiến lược nợ công từ 2011-2020.


Theo PV

Bộ Tài chính

thanhhuong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên