MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần làm gì để tự bảo vệ tài sản cho mình?

02-12-2011 - 16:38 PM | Tài chính quốc tế

Nên tìm hiểu kỹ về mức bảo hiểm tiền gửi tại nước mình và không nên gửi quá mức tiền trên tại một ngân hàng.

Nếu đến các ngân hàng đang đưa ra các biện pháp phòng thủ, người tiêu dùng nên làm gì để bảo vệ tài sản của họ?

Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Anh đã đưa ra cảnh báo với ngành ngân hàng: hối thúc các ngân hàng tăng vốn trước khi tín dụng toàn cầu thắt chặt và đảm bảo các kế hoạch được thực thi nếu khu vực đồng tiền chung châu Âu sụp đổ.

Nếu thông tin này không đủ để khiến người gửi tiền tiết kiệm và nhà đầu tư trên thế giới lo lắng, 6 Ngân hàng Trung ương thế giới trong ngày thứ Tư đã cùng phối hợp để làm “tan băng” trên thị trường tín dụng, cố gắng giúp hệ thống ngân hàng châu Âu hoạt động hiệu quả hơn – điều mà các nhà hoạch định chính sách cho đến nay vẫn thất bại.

Hành động can thiệp mạnh tay của các nhà hoạch định chính sách cho thấy sự mong manh của hệ thống ngân hàng cũng như kinh tế thế giới.

Người tiêu dùng nên làm gì trong bối cảnh hiện nay?

Một số câu hỏi và trả lời dưới đây có thể giúp mang đến một số gợi ý (gợi ý dành cho người Anh nhưng vẫn có ý nghĩa nhất định với người dân tại nhiều nước khác):

Liệu tôi có nên lo lắng về khả năng các ngân hàng sụp đổ?

Trong tuần, các nhà hoạch định chính sách đã cố gắng giảm thiểu khả năng trên. Tuy nhiên, như thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh đã nhấn mạnh, chúng ta đang ở trong môi trường thật đáng sợ, mọi chuyện còn lâu mới có thể giải quyết được. Vì vậy người gửi tiền cũng không nên quá lo sợ, họ được bảo vệ nhiều hơn nhiều so với các cổ đông và các trái chủ nếu thảm họa xảy ra, miễn họ chịu tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản.

Tôi nên làm gì để đảm bảo an toàn cho tiền của mình?

Đối với phần lớn người bình thường chưa có đến 85 nghìn bảng trong một tài khoản tiết kiệm, tiền của họ được đảm bảo bởi FSCS, FSCS sẽ bảo hiểm tiền gửi của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc nếu một ngân hàng sụp đổ, khách hàng có thể đòi được tiền từ chương trình đảm bảo của chính phủ.

Tuy nhiên bởi con số trên là con số tối đa, không nên gửi quá con số trên với bất kỳ một ngân hàng nào. FSCS đã cảnh báo người tiêu dùng xem xét lại tiền gửi tại mỗi ngân hàng và điều chỉnh lại lượng tiền gửi tiết kiệm để họ không vượt quá mức trên.

Điều gì xảy ra nếu tôi có 85 nghìn bảng tại 2 tài khoản, liệu có an toàn không?

Điều đó còn phụ thuộc vào việc liệu tiền có nằm ở ngân hàng khác nhau hay không. Ở mức tối đa, bạn có thể đòi bồi thường được 85 nghìn bảng từ một ngân hàng. Một ngân hàng có thể sở hữu nhiều chi nhánh thế nhưng mức bảo hiểm tiền gửi tối đa vẫn như vậy.

Vậy có thể đòi bảo hiểm hơn 1 lần từ FSCS không? Việc một ngân hàng sụp đổ có thể khiến các ngân hàng sụp đổ tiếp theo hay không?

Trên lý thuyết, người gửi tiền hoàn toàn có thể làm vậy miễn tài khoản tiền gửi ở các ngân hàng khác nhau.

Tại sao tôi nên lo lắng về tình trạng thắt chặt tín dụng?

Thuật ngữ này được đưa ra trong lần gần nhất hệ thống ngân hàng đóng băng, chi phí vay tiền của các ngân hàng tăng khi nỗi sợ về nợ xấu tăng. Trong trường hợp xấu, thanh khoản thiếu hụt, làn sóng ngân hàng sụp đổ có thể dâng cao. Nếu các ngân hàng đang không cho nhau vay, chắc chắn họ cũng không cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ. Tín dụng sẽ ngày một hạn chế và đắt đỏ hơn.

Phải tự bảo vệ mình như thế nào?

Trong bối cảnh đó, các ngân hàng sẽ chỉ muốn cho khách hàng uy tín. Hãy xem xét hồ sơ tín dụng của mình và trả ngay bất kỳ khoản nợ nào. Nếu bạn biết bạn cần vay tiền trong 6 tháng tới bạn có thể nộp hồ sơ vay từ bây giờ nếu bạn lo mọi chuyện sẽ xấu đi rất nhanh.

Minh Long

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên