MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Myanmar đang là bản sao của Việt Nam đầu thập niên 1990

Có một số điểm tương đồng ấn tượng giữa kinh tế Việt Nam thập niên 1990 và kinh tế Myanmar ngày nay. Myanmar có nhiều thứ để học từ Việt Nam.

Tất nhiên vẫn còn nhiều điểm khác biệt thế nhưng việc có một số yếu tố tương đồng cho thấy Myanmar có thể học được ở Việt Nam một số điều khi muốn mở cửa nền kinh tế, đặc biệt xét đến việc kinh tế Việt Nam tăng trưởng được từ 7 đến 8% trong suốt 2 thập kỷ qua.

Người ta đặt câu hỏi Myanmar nên tiến hành chương trình cải tổ kinh tế như thế nào trong năm 2012 và thời kỳ hậu cấm vận?

Xét về xuất phát điểm, Việt Nam và Myanmar có rất nhiều điểm tương đồng. Năm 1992, chính phủ Việt Nam áp dụng chính sách nâng cao đời sống nhân dân, khi đó tỷ lệ người nghèo rất cao. Khảo sát tại Myanmar năm 2005 cũng cho thấy đến 30% dân số Myanmar sống trong cảnh nghèo khó. 20 năm trước, kinh tế Việt Nam kém phát triển và nghèo hơn Myanmar ngày nay.

Hai nước giống nhau ở điểm cùng có xuất phát điểm đầy tiềm năng, dân số trẻ, được đào tạo và tiềm năng chưa được khai phá bởi cả lý do đến từ bên trong và bên ngoài. Lý do bên ngoài có thể kể đến biện pháp trừng phạt, còn lý do bên trong, có thể đó là chính sách bảo hộ, hệ thống pháp lý yếu …

Ngay cả thay đổi về chính sách cũng có một số điểm tương đồng. Năm 1989, Việt Nam thống nhất tỷ giá trên thị trường chính thức và thị trường chợ đen, Myanmar cũng đang trong quá trình thực hiện chính sách này. Việt Nam được giỡ bỏ cấm vận vào năm 1993 thế nhưng người ta đang tràn trề hy vọng rằng lệnh cấm vận áp dụng với Myanmar có thể được giỡ bỏ trong năm 2012.

Tại Việt Nam, trong các thay đổi chính sách được đưa ra, nổi bật nhất phải nói đến chính sách cấp ruộng cho các hộ gia đình; bình ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt vấn đề lạm phát; tự do hóa thương mại và đầu tư nước ngoài.

Chính sách cải tổ trong 4 lĩnh vực trên đặt nền móng cho thành công của thời kỳ hậu cấm vấn tại Việt Nam.

4 chính sách trên được nêu ra ở đây bởi con đường duy nhất giúp một nước trở nên giàu có hơn chính là mở cửa đón thương mại và đầu tư. Ổn định kinh tế vĩ mô đóng vai trò tiên quyết với một nước, tình trạng mất ổn định và lạm phát cao khiến đầu tư trực tiếp nước ngoài đi xuống.

Nếu muốn có được tăng trưởng ổn định, cần phải có chính sách tăng trưởng phù hợp, hỗ trợ cho các hộ gia đình. Quan trọng hơn, các hộ gia đình cần phải có quyền sở hữu đối với tài sản của họ, vì vậy cần đến khung pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu cũng như giảm bớt quy định cũng như thuế để giúp người dân làm kinh doanh. Nói cách khác, cần phải khuyến khích các hộ gia đình đầu tư, kiếm lợi nhuận và tự bảo quản được tài sản.

Myanmar có nhiều điều để học từ Việt Nam. Việt Nam không đợi đến khi lệnh cấm vận được giỡ bỏ mới đưa ra chính sách cải tổ mạnh tay và Myanmar cũng vậy.

Dù vậy Việt Nam cũng mắc phải một số sai lầm và Myanmar cần tránh “vết xe đổ”. Việc lập ra các tập đoàn độc quyền nhà nước rất khác với chính sách của chính phủ Nhật và Hàn Quốc nơi các tập đoàn tư nhân được khuyến khích cạnh tranh với nhau để giành thị trường xuất khẩu. Ngoài ra Việt Nam còn cần phải có một Ngân hàng Trung ương thật sự độc lập. Việt Nam còn chậm cải tổ lĩnh vực tài chính và chưa khiến lĩnh vực tài chính có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Nhìn chung tại Việt Nam, có thể thấy yếu tố tích cực vẫn nhiều hơn yếu tố tiêu cực, Việt Nam đã trở thành nước thu nhập trung bình từ năm 2011, tỷ lệ đói nghèo năm 2009 khoảng 2%.

Tác giả bài viết là ông Adam McCarty, chuyên gia kinh tế người Úc, người đã sống và làm việc tại Việt Nam suốt từ năm 1991, ông làm giáo sư đại học, tư vấn chính sách, nghiên cứu viên. Năm 2011, ông lập ra tổ chức Mekong Economics nơi ông làm chuyên gia kinh tế trưởng. Ông nghiên cứu sâu sắc về nhiều lĩnh vực, từ tài chính vi mô, cải tổ trong lĩnh vực nhà nước, hoạt động phát triển nông thôn, chính sách thương mại cho đến giáo dục của các nước trong khu vực sông Mêkông. Bài viết được đăng trên báo Myanmar Times.

Ngọc Diệp

ngocdiep

MyanmarTimes

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên