MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nội bộ Fed xung đột quan điểm xung quanh chính sách kích thích kinh tế mới

23-03-2012 - 07:47 AM | Tài chính quốc tế

Khoảng cách quan điểm giữa người đứng đầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ với những phụ tá của ông gần đây đã hiện rõ khi mà họ cho rằng nền kinh tế đang tốt lên còn Bernanke vẫn tập trung vào mặt yếu kém.

Chủ tịch Fed tại Dallas, Richard Fisher cho rằng dù tăng trưởng “chậm hơn mong muốn”, nhưng nền kinh tế Mỹ đang mở rộng đủ nhanh để không cần thêm sự trợ giúp từ ngân hàng trung ương.

"Chúng tôi không ủng hộ tiếp tục chính sách nới lỏng trong những trường hợp này bởi vì vẫn còn rất nhiều tiền đang nằm bên lề của nền kinh tế. Chúng tôi không cần thêm bất kỳ loại “morphine” tiền tệ nào nữa."

Ngược lại, Bernanke lại có vẻ thận trọng hơn, cho rằng tiêu dùng của Mỹ vẫn còn quá yếu để đảm bảo một tốc độ tăng trưởng kinh tế lành mạnh.

Ông Bernanke trong bài giảng tại Đại học George Washington cho biết: "Hiện tại, mức vay nợ và tiêu dùng của chúng ta vẫn còn thấp so với hình thái của nó trước khủng hoảng. Chúng ta đang thiếu nguồn “cầu” để giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển."

Fisher là một trong những số ít tại Fed mà tuần trước cho rằng cần thiết phải giữ mức lãi suất gần 0% cho tới năm 2014. Nhưng những động thái phản đối của ông cùng các quan chức khác tại Fed với những chính sách nới lỏng thêm đang đặt ra những thách thức cho Bernanke khi tìm kiếm sự đồng thuận cho các chính sách trong tương lại nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Để đối phó với cuộc suy thoái sâu, Fed dưới sự lãnh đạo của Bernanke đã cắt giảm chi phí vay nợ ngắn hạn về gần 0% và cam kết giữ lãi suất này tới năm 2014. Ngân hàng trung ương cũng đã mở rộng bảng cân đối tài chính của mình thông qua việc mua 2,3 nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc và nợ thế chấp.

Mặc dù những nỗ lực của mình, Bernanke vẫn không làm sáng tỏ thêm được những gì các nhà đầu tư quan tâm, đó là triển vọng của việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa đối với nền kinh tế.

Nền kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3% trong quý IV năm 2011 nhưng tỷ lệ đó đã giảm xuống còn dưới 2% trong 3 tháng đầu năm nay bất chấp các kích thích từ Fed.

Tuy nhiên, những cải thiện trong thị trường lao động và nhà ở những tháng gần đây đã tăng thêm hy vọng của nhà đầu tư về khả năng phục hồi nền kinh tế.

Fisher cho biết ông không lo lắng về lạm phát, mà là về mục tiêu tăng trưởng 2% của Fed. "Vấn đề thực sự ở đất nước chúng ta là tạo ra việc làm và của cải. Chúng ta cần những chính sách tài khóa tốt hơn thay cho những gì Fed đã làm, bởi chúng hoàn toàn không hiệu quả như mong muốn", ông nói.

Lan Hương

huongtd

Reuters

Trở lên trên