MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghèo đói trên thế giới: Sự sụt giảm đáng khích lệ

02-04-2012 - 18:56 PM | Tài chính quốc tế

4 năm qua, thế giới đã chứng kiến cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ năm 1930 và giá thực phẩm tăng mạnh nhất kể từ những năm 1970. Điều đó chắc hẳn tạo ra một sự gia tăng mạnh của đói nghèo? Sai!

Các ước tính chính xác nhất cho tình hình nghèo đói toàn cầu đến từ Nhóm Nghiên cứu Phát triển của Ngân hàng Thế giới (WB), vừa cập nhật dữ liệu từ năm 2005 cho những số liệu tuyệt đối về số lượng người sống trong cảnh nghèo đói (tránh nhầm lẫn với các biện pháp tương đối thường được sử dụng ở các nước giàu). Các ước tính mới cho thấy, trong năm 2008, năm đầu tiên của cuộc khủng hoảng tài chính và lương thực, cả số lượng và tỷ lệ người có mức sống dưới 1,25 USD/ngày (mức được xếp loại nghèo đói theo chuẩn giá cả năm 2005) đã giảm trên mọi khu vực của thế giới. Đây là lần suy giảm rộng khắp đầu tiên kể từ khi WB bắt đầu tổng hợp số liệu năm 1981.

Các ước tính cho năm 2010 vẫn chưa hoàn chỉnh, song theo WB, chúng cho thấy tình trạng nghèo đói toàn cầu năm đó chỉ bằng 1/2 mức năm 1990. Như vậy, thế giới đã đạt “mục tiêu phát triển thiên niên kỷ "của LHQ là giảm tình trạng đói nghèo trên thế giới xuống còn một nửa từ năm 1990 đến 2015- sớm hơn 5 năm. Điều này cho thấy, mặc dù cuộc khủng hoảng kép, tốc độ giảm nghèo dài hạn vẫn được duy trì ở mức trên 1% trong giai đoạn 2008-2010.

Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Một nửa tỷ lệ suy giảm dài hạn của đói nghèo là nhờ đóng góp của nước này với khoảng 660 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói tính từ năm 1981. Trung Quốc cũng là động lực chính cho sự tiến bộ phi thường của Đông Á, khu vực mà vào đầu những năm 1980 có tỷ lệ nghèo đói cao nhất trên thế giới, với 77% dân số sống dưới 1,25 USD/ngày. Trong năm 2008, tỷ lệ này chỉ còn là 14%. Nếu không nhờ Trung Quốc, con số có thể kém ấn tượng rất nhiều. Trong số khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức 1,25 USD/ngày trong năm 2008 thì có tới 1,1 tỷ người sống bên ngoài Trung Quốc.


Nếu Trung Quốc có đóng góp lớn nhất cho việc cải thiện tình hình đói nghèo dài hạn thì châu Phi là sự chuyển biến lớn nhất gần đây. Châu Phi là lục địa duy nhất có số lượng người nghèo tăng liên tục trong các năm 1981 tới 2005. Số lượng này gần như tăng gấp đôi từ 205 triệu người vào năm 1981 lên tới 395 triệu người trong năm 2005. Nhưng trong năm 2008, con số này đã giảm được 12 triệu người, tương đương 5%, đưa tỷ lệ người nghèo tại châu lục này lần đầu tiên xuống dưới một nửa dân số, khoảng 47%. Số lượng người nghèo tại khu vực Mỹ Latinh và Đông Âu và Trung Á cũng đã đảo ngược xu thế sang chiều giảm dần kể từ năm 2000.

Tất cả đều là những tin tức đáng mừng, phản ánh thành công dài hạn của Trung Quốc, tác động của các chương trình xã hội ở Mỹ Latinh và tăng trưởng kinh tế gần đây ở châu Phi. Nó cũng là một kết quả của việc mở rộng tài khóa có chu kỳ tại nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, trong nỗ lực thích ứng với cuộc khủng hoảng năm 2007-2008. Nhiều nhà kinh tế (bao gồm cả một số chuyên gia tại Ngân hàng Thế giới) đã hoài nghi về các chương trình này, lo sợ chúng sẽ thúc đẩy lạm phát, trở nên không hiệu quả và hạn chế về mặt thời gian. Trong thực tế, những chương trình này đã giúp làm cho các nước nghèo và trung bình tăng khả năng thích ứng đối với thay đổi.

Ước tính của Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) rằng số người nghèo đói đã tăng từ 875 triệu trong năm 2005 lên 1 tỷ người năm 2009 đã được chứng minh là không chính xác và dần bị rơi vào quên lãng. Chuyên gia Derek Headey của Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực quốc tế đã chỉ ra rằng mặc dù giá lương thực thế giới tăng vọt, người dân tại các nước nghèo và trung bình vẫn đánh giá so với năm 2006, tình hình giá lương thực vẫn dễ thở hơn trong năm 2008.

Hầu hết những tiến bộ trong cuộc chiến này đều được tập trung vào những người nghèo nhất, với thu nhập thấp hơn hơn 1,25/ngày. Số liệu từ WB cho thấy số lượng người có mức thu nhập trung bình từ 1,25-2 USD/ngày chỉ giảm rất ít, từ 2,59 tỷ người năm 1981 xuống 2,44 tỷ trong năm 2008 (mặc dù mức giảm này, nếu so với đỉnh 2,92 tỷ người của năm 1999, sẽ ấn tượng hơn). Theo ông Ravallion, giám đốc Nhóm Nghiên cứu Phát triển của WB, những chính sách giảm nghèo dường như có tác dụng mạnh nhất tới nhóm người cực nghèo. Năm 1981, có 645 triệu người có thu nhập từ 1,25-2 USD/ngày. Đến năm 2008 con số này đã gần như tăng gấp đôi lên 1,16 tỷ người. Ngay cả khi nhóm nghèo trung bình này có chiều hướng tăng lên, thì đó là do một lượng không nhỏ những người từ nhóm cực nghèo chuyển lên, phần còn lại là do gia tăng dân số. Nhóm những người cực nghèo dường như đã thoát khỏi điều tồi tệ nhất của suy thoái sau năm 2007. Nhưng vẫn còn rất nhiều điều phải làm cho nhóm còn lại, nhóm người có thu nhập từ 1,25-2 USD/ngày.

Lan Hương

huongtd

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên