MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần có cách tiếp cận mới khi đầu tư vào chứng khoán châu Á?

30-05-2012 - 10:03 AM | Tài chính quốc tế

Tính thanh khoản thấp và dễ biến động, liệu có đáng để đầu tư vào châu Á? Để khai thác được thị trường đầy tiềm năng này, nhà đầu tư cần có một cách tiếp cận khác.

Từ trước đến nay, đầu tư vào châu Á vốn mang lại lợi nhuận cao bởi thị trường chứng khoán châu Á được hỗ trợ bởi các nền kinh tế vĩ mô đang trên đà phát triển. Nhưng, trên thực tế, trong những năm gần đây MSCI US Index có lợi suất cao hơn so với chỉ MSCI Asia Index. Hơn nữa, thị trường châu Á là thị trường thiếu thanh khoản và dễ biến động. Do đó, liệu có đáng để đầu tư vào châu Á? Câu trả lời là cần có các phương pháp tiếp cận phù hợp để khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Điều đầu tiên, các thị trường vốn châu Á đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu với tổng vốn hóa thị trường đã có thể sánh với châu Âu và Mỹ. Xét về phương diện này, châu Á tạo ra được các cơ hội đầu tư đầy hấp dẫn. Cách đây 1 thập kỷ, Samsung Electronics ít được biết đến ở bên ngoài Hàn Quốc nhưng giờ đây đã sánh ngang với Sony và Philips. Ở Trung Quốc, các ngân hàng và công ty bảo hiểm trở thành những tập đoàn lớn nhất thế giới. Mặc dù cổ phiếu có diễn biến ảm đạm trong thời gian gần đây, những nhà đầu tư rót vốn sớm vào các công ty này đều thu về những khoản lợi nhuận khổng lồ.

Thứ hai, châu Á không phải là thị trường diễn biến đồng nhất xét về các thông tin kinh tế vĩ mô. Thay vào đó, thị trường chứng khoán châu Á rất đa dạng, bao gồm cả những nước phát triển Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc cho đến những nước mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Các nền kinh tế vừa tương tác với nhau qua các mối quan hệ phức tạp.

Nếu hiểu và phân tích được các xu thế này, nhà đầu tư có thể nắm bắt được các cơ hội đầu tư tiềm năng. Ví dụ như, sự nổi lên của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ trong những năm qua và trong 10 năm tới có thể lấp đầy nhu cầu về nguồn tài nguyên khoáng sản ở Indonesia và Australia. Các công ty có thể cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu này như vận tải hoặc chuỗi cung ứng cho ngành khai khoáng và thu được lợi nhuận trong dài hạn.

Thứ ba, biên giới đầu tư ở châu Á đã không còn được phân định rõ ràng như trước. Rất nhiều công ty phương Tây đang triển khai các chiến lược tập đoàn bằng cách mở rộng tăng trưởng ở châu Á. Mead Johnson hưởng lợi từ nhu cầu sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh chất lượng cao ở Trung Quốc, hãng sản xuất hàng hóa xa xỉ đến từ Thụy Sĩ Richemont đã đạt được thành công lớn với những khách hàng ở các nước châu Á mới nổi.

Điều cuối cùng, tiềm năng của thị trường châu Á là vô giá bởi các tác động tích cực cũng như tiêu cực có xu hướng bị khuếch đại trên diện rộng.  Mặt trái của việc thu nhập tăng lên là tạo ra thử thách về chi phí cho những công ty xuất khẩu sử dụng nhiều lap động. Các vấn đề liên quan đến quản trị doanh nghiệp ví dụ như việc một người quản lý lạm quyền sẽ ngay lập tức ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của nhiều công ty.

Châu Á sẽ tiếp tục là thị trường biến động mạnh với các chu kỳ  từ hoảng sợ đến lạc quan của thị trường. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư sẽ có thể điều khiển được các dự đoán trong ngắn hạn mà không gặp phải sai sót với phương pháp tiếp cận mang tính chất xây dựng nhiều hơn. Thay vì cho rằng dài hạn là một chuỗi các quyết định đầu tư trong ngắn hạn, giờ đây có thể coi đầu tư ngắn hạn là một sự rút ngắn của các quyết định dài hạn.

Anh Thư

huongnt

FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên