MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Mỹ xuất hiện dấu hiệu suy giảm chưa từng thấy trong 60 năm

31-08-2012 - 13:31 PM | Tài chính quốc tế

Khối lượng vốn tư bản (capital stock) của nền kinh tế Mỹ đang sụt giảm và đây là 1 dấu hiệu đáng báo động.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Bloomberg TV, Drew Matus – chuyên gia kinh tế tại ngân hàng UBS – đã đưa ra những nhận định đáng lo ngại về nền kinh tế Mỹ. Matus đã chỉ ra rằng khối lượng vốn tư bản của nền kinh tế Mỹ đang sụt giảm và đây là 1 dấu hiệu đáng báo động. 

Theo Matus, đây là lần đầu tiên chỉ số này sụt giảm kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy nhiên, tín hiệu này đang bị mọi người bỏ qua. 

Khối lượng vốn tư bản mà Matus nhắc đến chính là tổng những khoản đầu tư mà các công ty đổ vào máy móc và thiết bị mới trừ đi khấu hao tài sản cố định. Đây chính là 1 trong những yếu tố chính cấu thành nên GDP của 1 quốc gia. 

Dưới đây là đồ thị thể hiện tỷ lệ tăng trưởng tài sản cố định của nền kinh tế Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến 2011.  Rõ ràng là từ trước đến nay tỷ lệ chưa bao giờ thấp như thời gian gần đây.  


Khối lượng vốn sụt giảm có nghĩa là tốc độ tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế sẽ thấp hơn rất nhiều. Tiếp theo đó, lợi nhuận trên tài sản cũng bị sụt giảm. 

Hơn nữa, chỉ số này cũng là dấu hiệu về sự bất ổn trong dài hạn. Do vốn đầu tư giảm, tăng trưởng sản lượng cũng bị suy giảm. Quan trọng hơn, rất có thể mức tăng vốn hiện nay là không đủ để bù đắp lại lượng khấu hao. 

Ngày 29/8, Mỹ công bố GDP quý II sau khi đã điều chỉnh. Con số này càng củng cố thêm những lo lắng bởi đầu tư chỉ tăng 5,4% trong quý I và 4,7% trong quý II, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái. Thậm chí, có nhiều khả năng mức tăng này thấp hơn so với tỷ lệ khấu hao. 

Như vậy, chắc chắn 2012 sẽ tiếp tục là 1 năm ghi nhận khối lượng vốn tư bản ở mức thấp. 

Thu Hương

huongnt

BI

Trở lên trên