MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Mắc kẹt" với tài sản đảm bảo là cổ phiếu

08-09-2012 - 14:29 PM | Tài chính - ngân hàng

Việc nhận cổ phiếu làm tài sản đảm bảo tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng trong bối cảnh TTCK chưa nhiều điểm sáng như 2 năm gần đây.

Trong điều kiện thị trường chứng khoán suy giảm, thanh khoản yếu như hiện nay thì các khoản vay thế chấp bằng cổ phiếu đang là gánh nặng với 1 số NH chưa biết khi nào sẽ giải quyết được.

Ngân hàng An Bình "kẹt" với tài sản thế chấp cổ phiếu BLF

Tình hình tài chính kết thúc năm 2011 của Công ty Cổ phần Thủy sản Bạc Liêu (BLF) đã báo động về khả năng thanh toán của doanh nghiệp này. Cuối quý II/2012, không sáng sủa hơn khi số dư tiền cuối quý II còn 1,28 tỷ đồng. Hệ số thanh toán hiện thời 0,92 lần, còn hệ số thanh toán nhanh chưa đầy 0,17 lần.

Chi tiết các khoản vay ngắn hạn không được BLF thuyết minh trong báo cáo kết thúc quý II/2012 nhưng tại báo cáo kiểm toán 2011 cho thấy có khoản gốc vay dài hạn 30 tỷ đồng được công ty dùng hơn 1,2 triệu cổ phiếu BLF của 2 cổ đông lớn làm tài sản đảm bảo với giá trị 20,82 tỷ đồng. Tính bình quân giá cổ phiếu tính tài sản đảm bảo đạt hơn 17.300 đồng. Giá cổ phiếu BLF 1 năm trở lại đây chưa quá 7.000 đồng/CP. 

Dù dư nợ sẽ giảm dần nhưng cho đến khi BLF thanh toán hết, AnBinhBank-ngân hàng cho vay và nhận thế chấp bằng cổ phiếu vẫn nặng nỗi lo khách hàng không trả được nợ. Giá trị tài sản đảm bảo tính theo thị giá hiện tại bây giờ chưa bằng 20% giá tính tài sản đảm bảo.

Ngân hàng Phương Tây, ngân hàng Navibank và khoản thế chấp cổ phiếu SQC

BCTC cuối quý II/2012 của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT) cho biết, giá trị khoản đầu tư của SGT vào CTCP Khoáng sản Sài Gòn Quy Nhơn (SQC) là 220 tỷ đồng tương đương 6,27 triệu cổ phiếu. Công ty đã thế chấp 4,5 triệu cổ phiếu được dùng để đảm bảo cho khoản vay 133,5 tỷ đồng tại Ngân hàng Phương Tây1,2 triệu cổ phiếu đảm bảo cho khoản vay 50 tỷ đồng dài hạn tại Ngân hàng Nam Việt.

Khác với sự giảm giá thảm hại của BAS và nỗi lo mất vốn của An Bình Bank, thị giá của SQC gần như không thay đổi trong suốt 1 năm qua cho đến khi ông Tâm đăng ký thoái vốn 22 triệu cổ phiếu thì thị giá giảm mạnh nhưng rồi nhanh chóng hồi lại mức 80.000 đồng. Giá trị sổ sách của SQC chỉ vào khoảng 11-13.000 đồng/CP. Điều đáng e ngại là thanh khoản của SQC ở mức cực thấp. Dù rằng thị giá cao và giá trị tài sản đảm bảo tính theo thị giá vẫn đảm bảo nhưng với giá trị sổ sách thấp và thanh khoản yếu như thế thì nếu SGT rơi vào tình cảnh khó khăn về khả năng thanh toán, 2 ngân hàng có lo?

Thanh Hiên

thanhhuong

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên