MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

3,2 triệu tỷ đồng doanh thu từ dịch vụ tiêu dùng và hàng hóa bán lẻ

Mức chi tiêu của nền kinh tế có dấu hiệu khởi sắc, theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước ước đạt 302.900 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng Mười, tuy nhiên mức tăng này là 10,4% so với cùng kỳ năm 2015.

Cụ thể, doanh thu từ bán lẻ hàng hóa trong tháng đã đạt 227.400 tỷ đồng, tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 9,5% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng khả quan, đạt 37.300 tỷ đồng và tăng lần lượt 2,6% và 19,4%.

Ngoài ra, doanh thu du lịch lữ hành đã đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng Mười và tăng 33% so với cùng kỳ.

Như vậy tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 3,2 triệu tỷ đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 7,6%.

Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 2,4 triệu tỷ đồng, chiếm 75,9% tổng mức doanh thu và tăng 9,4% so với cùng kỳ.

Báo cáo chỉ rõ, một số ngành hàng có mức bán lẻ tăng mạnh là lương thực - thực phẩm tăng 12,6%, may mặc tăng 9,9%; đồ dùng - dụng cụ - trang thiết bị gia đình tăng 9,1%.

Bên cạnh đó, doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống cũng đạt 374.500 tỷ đồng, chiếm 11,7% tổng mức và tăng 10,4% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ tập trung tại một số địa phương, như Ninh Bình tăng 25,1%; Thái Nguyên tăng 24%, Hà Nội tăng 11,8%, Thành phố Hồ Chí Minh tăng 6,9%, trong khi tại Hà Tĩnh lại giảm 19,4%, Nghệ An giảm 6,1% và Cao Bằng giảm 4,9%.

Về lĩnh vực du lịch lữ hành, doanh thu từ đầu năm tới nay ước đạt 31.000 tỷ đồng, chiếm 1% tổng mức doanh thu và tăng 11,4% so với cùng kỳ. Trong đó, Khánh Hoà nối lên với mức tăng mạnh nhất (+ 20,7%), một điển sáng khác là Thanh Hoá (+20,4%)…, một số địa phương có doanh thu lữ hành giảm là Tuyên Quang (-3%), Nam Định (-2,5%) và Hải Dương (-0,4%)./.

Theo Hạnh Nguyễn

Vietnam+

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên