MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 cuộc đảo chính trong quá khứ và nguyên nhân khiến đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ "chết yểu"

17-07-2016 - 16:30 PM | Tài chính quốc tế

Người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ xuống đường phố thể hiện sự ủng hộ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tayyip Recep Erdogan sau khi ông kêu gọi người dân biểu tình chống lại cuộc đảo chính. Cuối cùng thì cuộc đảo chính đã thất bại, hàng nghìn người bị bắt.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ dường như đã tiến hành một cuộc đảo chính vào đêm 15/7, khi triển khai quân sự tại các đường phố của thủ đô Ankara và thành phố lớn nhất của nước này, Istanbul.

“Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn của đất nước với mục đích khôi phục lại trật tự Hiến pháp, dân chủ, quyền con người và tự do. Quân đội sẽ đảm bảo quyền pháp trị lại được tiếp tục, ổn định lại trật tự đã bị hỗn loạn,” tuyên bố của một nhóm tự xưng thuộc quân đội “Peace at Home Council” trên đài truyền hình nhà nước.

Tuy nhiên người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đổ xuống đường phố thể hiện sự ủng hộ với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Tayyip Recep Erdogan sau khi ông kêu gọi người dân biểu tình chống lại cuộc đảo chính. Cuối cùng thì cuộc đảo chính đã thất bại, hàng nghìn người bị bắt.

Những dấu hiệu của âm mưu đảo chính của lực lượng vũ trang đã lờ mờ xuất hiện bốn lần kể từ năm 1960, nhưng lần này có một số điểm khác trong quá khứ.

Dưới đây là những phác thảo ngắn gọn những bất ổn nhen nhóm, với các thông tin thu thập từ nhiều nguồn uy tín khác nhau:

1960: Quân đội đã giành quyền kiểm soát nhà nước vào ngày 27/5 xuyên suốt thời điểm căng thẳng tăng cao giữa chính phủ và phe đối lập về việc phải nới lỏng một số quy định về tôn giáo trong khi hạn chế quyền của báo chí. Thủ tướng Adnan Mederes bị xét xử.

1971: Quân đội một lần nữa phải can thiệp trong bối cảnh đất nước đang gặp khó khăn về kinh tế và bất ổn về chính trị - xã hội. Những người đứng đầu của bộ tham mưu đã đưa ra một thông cáo đến Thủ tướng, tuy không rõ nội dung của thông cáo này nhưng vị Thủ tướng đã từ chức ngay sau đó. Qân đội thiết lập một chính phủ nắm quyền tạm thời.

1980: Tổng tham mưu trưởng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã công khai thông báo về cuộc đảo chính trên kênh truyền hình quốc gia trong thời điểm căng thẳng kinh tế ngày càng trầm trọng. Những năm sau khi diễn ra cuộc đảo chính đã “thật sự mang lại một số sự ổn định, theo tờ Al Jazeera, nhưng “quân đội cũng đã bắt giữ hàng trăm ngàn người. Một số bị hành quyết, tra tấn hoặc đơn giản là biến mất một cách bí ẩn”.

Đáng chú ý, trong khi đây là “sự tiếp quản quân sự đẫm máu nhất trong lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”, sự việc này cũng được nhận sự đánh giá cao của công chúng và họ xem sự can thiệp quân sự là cần thiết để khôi phục lại sự ổn định”, Tiến sĩ Gonul Tol nhận định.

1997: Quân đội đã ban hành "khuyến nghị" trong cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia. Tờ Al Jazeera viết rằng Thủ tướng đồng ý một số biện pháp, chẳng hạn như giáo dục bắt buộc trong tám năm. Ngay sau đó, Thủ tướng đã từ chức. Sự kiện này thường được gọi là cuộc đảo chính "hậu hiện đại".

Cuộc “đảo chính điện tử” năm 2007: Quân đội đặt ra một tối hậu thư trên trang web của mình để cảnh báo các Đảng Công lý và Phát triển (AKP) không được trao quyền Tổng thống cho Abdullah Gul với lý do ông này thuộc chính phủ Hồi giáo.

Công chúng và AKP đã bị xúc phạm, và Gul được bầu. Nỗ lực can thiệp chống lại một việc làm điển hình của Đảng AKP là một đòn đánh nghiêm trọng đến vị thế của quân đội trong xã hội. Và trong một cuộc bỏ phiếu đầu tiên được tổ chức ngay sau cuộc đảo chính, tỷ lệ ủng hộ đảng AKP tăng 13%.

Hiện tại, năm 2016:

Mặc dù Thổ Nhĩ Kỳ đã trải qua một vài cuộc đảo chính quân sự trong những thập kỷ gần đây, vẫn có một số khác biệt đáng chú ý giữa quá khứ và hiện tại.

Trang Business Insider đã tìm đến Tol, giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ trực thuộc Viện nghiên cứu Trung Đông để tìm câu trả lời cho một số sự khác biệt:

“Bây giờ, tình hình vẫn chưa đến mức nghiêm trọng nhưng đây là một cuộc đảo chính rất điển hình. Trong quá khứ, quân đội hành động khi nhận được lời kêu gọi từ những người hoặc tổ chức đang âm mưu một cuộc đảo chính chống lại chính phủ không được lòng dân. Tuy nhiên, đó không phải thuộc tình thế của ngày hôm nay. AKP và Erdogan (Tổng thống Erdogan) có thể là cực đoan và gây sự bất mãn với một bộ phận quan trọng của xã hội (quân đội), nhưng họ vẫn có sự ủng hộ của gần 50% dân số Thổ Nhĩ Kỳ. Và chúng ta cũng chưa thấy quy mô lớn của sự can thiệp quân sự, sự sụp đổ an ninh, hỗn loạn – những yếu tố quan trọng các cuộc đảo chính trước.

Ngoài ra, cuộc đảo chính lần này còn thiếu sự xuất hiện của những thủ lĩnh hàng đầu. Trong quá khứ, các lãnh đạo hàng đầu luôn xuất hiện trên truyền hình ngay sau khi nổ ra cuộc đảo chính để giải thích cho công chúng những lý do cho sự can thiệp của mình. Hiện tại, điều đó chưa xảy ra. Vì vậy, cuộc đảo chính này có thể không có sự ủng hộ của những nhà lãnh đạo hàng đầu”.

Đinh Lộc

Business Insider

Trở lên trên