MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 trò chơi độc đáo bố mẹ Việt nên tham khảo để rèn tư duy cho con

18-09-2017 - 11:18 AM | Sống

Các trò chơi dưới đây nhằm rèn luyện tư duy như một thói quen cho cả gia đình. Chúng thể hiện kết quả rất cụ thể nên bạn có thể tự đánh giá hiệu quả của người chơi.

Cái tháp

Bạn chỉ có một tờ báo. Tờ báo này nguyên vẹn (một trang báo được gập bình thường). Bạn chỉ được dùng một cái kéo, không được dùng hồ dán, ghim, băng dính hay bất cứ thứ gì khác.

Nhiệm vụ của bạn là tạo ra một cái tháp cao nhất có thể. Tháp này cũng cần đủ vững vàng để đứng trong điều kiện bình thường ít nhất là trong một giờ.

Bạn cần đặt ra các câu hỏi như: Mục tiêu ở đây là gì? Vấn đề là gì? Tôi phải thực hiện nhiệm vụ gì? Các phương án ở đây là gì?

Đầu tiên, bạn cần suy nghĩ về phương án thiết kế cái tháp. Sau đó suy nghĩ về cách để thực hiện theo mẫu đó với các dụng cụ và vật liệu được cung cấp. Khi bạn có một cái tháp có thể đứng được, đây mới chỉ là một phần. Bạn cần giữ cho cái tháp đó đủ nặng để không bị đổ.

Bạn nên làm đi làm lại vì sau mỗi lần cố gắng bạn sẽ thực hiện bài tập của mình tốt hơn. Bạn có thể làm cho cái tháp cao hơn nữa được không? Có giới hạn gì không?

Có lúc bạn sẽ cố gắng thực hiện một mẫu thiết kế nhiều lần để nó ngày càng chính xác. Nhưng lúc khác, bạn có thể muốn thay đổi sang một mẫu thiết kế hoàn toàn khác để cái tháp có thể cao hơn nữa.

Bạn sẽ làm thực nghiệm và dần tìm ra cách tốt nhất, dù không phải mọi ý tưởng đều thực hiện được.

Sổ tiến độ

Nếu thực sự muốn thu được lợi ích lớn nhất từ các trò chơi này, bạn cần có một cuốn sổ ghi chép sự tiến bộ của tư duy. Trong cuốn sổ này (có ngày tháng), bạn sẽ ghi chú lại suy nghĩ của mình, các vấn đề, sự khó khăn, cách bạn vượt qua khó khăn, điều gì xảy ra, các mục tiêu mới, những sự ưu tiên, các phương án...

Tính từ

Chúng ta rất hay sử dụng các tính từ để truyền đạt những gì chúng ta nghĩ về mọi thứ. Chúng ta có thể nói rằng cái gì đó “nặng mùi” hoặc ai đó thật “cẩu thả”. Tính từ được sử dụng rất nhiều lần để miêu tả các mục tiêu, ví dụ như bầu trời “xanh ngắt” hay bức tường “vàng xuộm”.

Chúng ta có thể nói khi nào tính từ được sử dụng để miêu tả mục đích và khi nào được sử dụng để chỉ ra “cảm giác” hay không? Bài tập ở đây là lấy một tờ báo và lấy bút khoanh tròn vào các tính từ mà theo bạn đó là các tính từ chỉ “cảm giác”.

Bạn có thể nhìn vào trang giấy “đầy từ”, hoặc một bài xã luận, hoặc bất kỳ thứ gì bạn thích. Nhiệm vụ của bạn là xem xét làm cách nào bạn có thể tìm được 20 tính từ miêu tả cảm giác nhanh nhất.

Bạn có thể thảo luận về việc lựa chọn các tính từ với bạn bè hoặc cha mẹ. Cố gắng lựa chọn đúng tính từ. Bài tập này có thể được làm nhiều lần. So sánh thời gian bạn thực hiện trong mỗi lần.

Câu chuyện

Hãy nhìn vào các tiêu đề (lớn, trung bình, nhỏ) trong một bài báo. Bài tập chỉ thực hiện với một bài báo.

Nhiệm vụ của bạn là gom lại nhiều tiêu đề nhất có thể để kết hợp chúng thành một câu chuyện. Câu chuyện phải được kể một cách hợp lý. Nếu mạch truyện có sai sót, mức độ thành công của bạn sẽ giảm.

Hãy nhìn xem bạn có thể gom lại được bao nhiêu tiêu đề? Càng nhiều tiêu đề, nội dung câu chuyện càng dài thì bạn sẽ càng thành công hơn. Bạn có thể thực hành bài tập này nhiều lần. Khi làm quen, bạn sẽ trở nên thành thạo trong việc tìm nghĩa thay thế của các tiêu đề.

Nếu cắt nhỏ các tiêu đề, bạn có thể thử sắp xếp chúng theo một trình tự khác. Bạn lại có được các câu chuyện khác nhau hoàn toàn.

Bức ảnh và câu chuyện

Đây là bài tập cấu trúc tư duy thứ ba. Lần này, nhiệm vụ là tạo ra một sợi dây xích hoặc sợi dây thừng chắc nhất có thể.

Bài tập này được thực hiện với một bài báo và cũng có thể được sử dụng với nhiều bài báo hơn. Cũng như các bài tập trên, bạn chỉ có một tờ giấy báo và một cái kéo.

Nhiệm vụ ở đây là lấy một bức ảnh một tờ báo và sau đó kết hợp nó với một bản tin. Đó có thể là bất kỳ bản tin nào, ngoại trừ bản tin ban đầu có sử dụng bức ảnh đó.

Độ dài của sợi dây được đưa ra là 6 feet (xấp xỉ 1,8m). Sợi dây này có thể có treo lên một cái móc hoặc mắc vào cánh cửa hoặc gắn ở bất kỳ chỗ nào bạn chọn. Từ đầu này tới đầu kia của sợi dây phải dài 6 feet.

Sự kết hợp bức ảnh và bản tin có thể nghiêm túc, nhưng cũng có thể hài hước. Tuy vậy, sự kết hợp này càng hài hước càng tốt.

Trọng lượng tối đa của chuỗi đó có thể chịu được là bao nhiêu? Bạn có thể bắt đầu với một trọng lượng nhỏ rồi tăng dần lên. Bạn có thể sử dụng cân để biết chính xác trọng lượng mà bạn cần. Sợi dây phải chịu được sức nặng đó trong ít nhất là một giờ.

Bạn có thể thực hiện cách này với nhiều bức ảnh và nhiều bản tin, rồi thử kết hợp chúng với nhau theo những cách khác nhau. Và qua bài tập này, chúng ta được luyện tập nhận thức, khả năng tưởng tượng và khả năng tìm ra các cách khác nhau.

Theo Lâm Anh (biên tập)

Trí thức trẻ

Trở lên trên