MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 việc rất cần "giữ mồm giữ miệng" ở nơi làm việc nếu không muốn rước thị phi vào người

12-12-2019 - 09:48 AM | Sống

Có 4 việc mà nếu chúng ta không biết lựa chọn im lặng, có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Hãy xem 4 việc không nên nói ra chốn công sở đó là những việc gì nhé.

1. Không nói xấu đồng nghiệp

Trong môi trường công sở, kiểu người không được hoan nghênh nhất chính là những người hay đi nói xấu người khác, gây chuyện thị phi.

Cho dù là trong cuộc sống hằng ngày hay ở môi trường công sở nơi bạn làm việc cũng sẽ có những người bạn không thích và cả những người không thích bạn, song cuộc sống vẫn phải tiếp diễn, công việc cũng không thể tạm dừng, vì thế, tốt nhất là chúng ta hãy cứ làm cho tốt việc của mình hơn là dành thời gian vào những việc không đâu.

Việc nói xấu cấp trên hay đồng nghiệp của mình thực ra cũng chẳng hay ho gì, thậm chí còn gây thị phi, việc này chỉ khiến người khác không dành cho bạn sự tôn trọng mà thôi.

4 việc rất cần giữ mồm giữ miệng ở nơi làm việc nếu không muốn rước thị phi vào người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Không soi mói, rêu rao chuyện riêng tư của người khác

"Biết tin gì chưa? Bạn trai của Tiểu Lê bắt cá hai tay đấy, chẹp chẹp chẹp, làm sao cô ta toàn gặp phải những kẻ cặn bã thế nhỉ."

"Chị biết không, chị Trương dự định sinh con thứ hai đấy, việc này vẫn chưa báo cáo với cấp trên."

"Nói cho chị một bí mật, chị đừng nói với ai khác đấy nhé, hôm đó em ra ngoài ăn cơm, nhìn thấy tổng giám đốc đi cùng một cô nào đó."

Những người chẳng khác gì chiếc loa suốt ngày ra rả chuyện riêng tư của người khác này là những người mà chúng ta nên đề phòng trong cuộc sống.

Bất luận đi đến đâu, họ cũng có thể rêu rao chuyện riêng tư của người khác, còn thêm thắt tình tiết, quan điểm cá nhân để câu chuyện thêm sinh động. Hành vi này một ngày nào đó sẽ cắt đứt quan hệ đồng nghiệp của họ với những người làm cùng.

Vì thế, trong môi trường công sở, chúng ta cần biết việc gì cần nói, nên nói và việc gì tuyệt đối phải "giữ mồm giữ miệng", đừng làm kiểu người khiến người khác phải ái ngại, đề phòng. Chuyện riêng tư của người khác chẳng liên quan gì đến chúng ta, hãy bớt tò mò và tập trung vào việc của mình thì hơn.

4 việc rất cần giữ mồm giữ miệng ở nơi làm việc nếu không muốn rước thị phi vào người - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. Không thảo luận về lương với đồng nghiệp

Lương hoặc thu nhập đều là vấn đề tương đối nhạy cảm, nhiều công ty không cho phép nhân viên nghe ngóng thu thập thông tin về lương của người khác, bởi lẽ mọi người cùng làm việc như nhau nhưng lương hoặc thu nhập sẽ có sự khác biệt.

Nghe ngóng lương của người khác dễ dẫn đến sự so sánh và sau đó là tâm lý đố kỵ, bất mãn, ảnh hưởng đến đoàn kết nội bộ.

Về vấn đề lương hay thu nhập, tốt nhất không nên chia sẻ hay thảo luận, bạn có thể từ chối tiết lộ nếu như người khác hỏi mình và ngược lại, không nên bận tâm đến lương của người khác, nếu thấy lương của mình chưa xứng đáng với công sức bỏ ra, hãy thẳng thắn nói chuyện với cấp trên để tìm hướng giải quyết.

4. Không kể lể chuyện nhà

Chuyện nhà vốn dĩ không liên quan đến công việc, nên việc kể lể, "buôn bán" chuyện nhà ở công ty là việc không phù hợp, nó chỉ cho thấy bạn rất thiếu chuyên nghiệp và cũng quá rảnh rỗi, thích "buôn dưa lê" mà thôi.

Mặt khác, việc kể lể chuyện nhà nơi làm việc sẽ khiến người khác biết được những việc liên quan đến gia đình mình và ngược lại, đôi khi, trong các mối quan hệ đồng nghiệp xã giao, việc biết quá nhiều chuyện về gia đình người khác chưa chắc đã là việc hay.

4 việc rất cần giữ mồm giữ miệng ở nơi làm việc nếu không muốn rước thị phi vào người - Ảnh 3.

Từng có một phụ nữ, vì cuộc sống hôn nhân có nhiều chuyện không như ý nên không thể tập trung làm việc, gặp ai cũng tâm sự nỗi bất hạnh, kém may mắn của mình, chê mẹ chồng không tốt, chồng không gần gũi yêu thương…

Ban đầu, mọi người còn thông cảm đồng tình, an ủi động viên nhưng lâu dần, mọi người cảm thấy ái ngại, thậm chí là sợ và tìm cách né tránh người phụ nữ đó vì sợ cô ta lại thao thao bất tuyệt kể chuyện gia đình, than vãn kể khổ.

Thực ra, bạn sống tốt hay không, với người khác đều không phải chuyện họ quan tâm. Nơi làm việc không thích hợp để chúng ta giao lưu trao đổi chuyện tình cảm. Nếu như bạn thực sự muốn tìm một ai đó để tâm sự, có thể chọn lúc tan giờ và hẹn mọi người cùng uống café, nói chuyện.

Việc giao tiếp nói năng chốn công sở, nhất định cần phải tuân thủ các quy tắc nơi công sở, tốt nhất chỉ nên tập trung vào việc của mình và cố gắng tránh buôn chuyện phiếm hết sức có thể.

Theo Nguyễn Nhung

Trí thức trẻ

Trở lên trên