MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 dự án xây dựng lớn nhất châu Á trong năm nay

23-03-2017 - 10:41 AM | Bất động sản

Một số dự án xây dựng có giá trị cao nhất thế giới trong năm nay đều nằm ở khu vực châu Á. Các thị trường xây dựng trong khu vực dự kiến sẽ tăng trưởng 5-7% trong năm nay.

Năm 2016, lĩnh vực xây dựng đã đóng góp 36.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu. Tại châu Á có 6 dự án xây dựng có giá trị lớn.

Sân bay quốc tế Tianfu ở Thành Đô (Trung Quốc)

Trung Quốc sẽ tăng số lượng các sân bay dân dụng lên con số 260 trong vòng 3 năm tới. Một trong số đó là khu phức hợp cao cấp Sân bay quốc tế Tianfu ở Thành Đô với giá trị dự án khoảng 11 tỷ USD. Sân bay có sức chứa 90 triệu hành khách và 2 triệu tấn hàng mỗi năm tính đến năm 2045.

Sân bay quốc tế Bắc Kinh Daxing (Trung Quốc)

Trong số 130 sân bay được xây dựng bổ sung trên khắp Trung Quốc đại lục, sân bay quốc tế Bắc Kinh Daxing sẽ được sử dụng thay thế cho sân bay Bắc Kinh Nanyuan, dự kiến sẽ mở cửa năm 2019. Sân bây có giá trị xây dựng là 13 tỷ USD, dự kiến sẽ đón tiếp 80 triệu hành khách mỗi năm.

Thành phố kinh tế Jeddah (Saudi Arabia)

Dự án trước đây có tên gọi là Kingdom City tại Jeddah, Saudi Arabia, có giá trị 20 tỷ USD gồm các tòa nhà, khác sạn và tháp văn phòng trong đó có tòa tháp Jeddah. Tháp Jeddah được coi là công trình cao nhất thế giới sau khi hoàn thành.

Sân bay Dubai Al Maktoum (UAE)

Dubai đang đầu tư cho dự án xây dựng cao cấp có giá trị đầu tư là 33 tỷ USD - Sân bay quốc tế Al Maktoum. Al Maktoum dự kiến sẽ trở thành sân bay lớn nhất thế giới với sức chứa 220 triệu hành khách và 16 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.

Hành lang công nghiệp Delhi Mumbai (Ấn Độ)

Như tên gọi của nó, dự án được xây dựng trên một dải lục địa rộng giữa các thành phố lớn nhất Ấn Độ. Với giá trị 90 tỷ USD, hành lang sẽ bao gồm 24 khu công nghiệp, 7 bang và 8 thành phố thông minh.

Một vành đai, một con đường (Trung Quốc)

Lấy cảm hứng từ Con đường tơ lụa thời Trung cổ, Trung Quốc đang xúc tiến việc xây dựng dự án “Một vành đai, một con đường” đầy tham vọng của mình. Đây là khoản chi tiêu lớn nhất của Trung Quốc trong 13 năm đầu tư vào năng lượng, cơ sở hạ tầng vận tải trải dài qua khu vực giáp ranh giữa châu Á và châu Âu, Trung Á, châu Đại Dương, Bắc Phi và Đông Nam Á.

Theo Thu Giang

Báo xây dựng/Property Report

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên