MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

6 sai sót "nhớ đời" liên quan tới tiền bạn cần biết để tránh trả giá đắt

17-09-2016 - 14:00 PM | Sống

Mắc sai lầm trong chi tiêu là điều khó tránh khỏi. Nhiều quyết định khiến chúng ta "nhớ đời" và cần rút ra bài học.

Dưới đây là một số câu chuyện không may mắn nhưng đắt giá và có chút hài hước về những sai lầm dễ mắc phải khiến bạn mất khoản tiền lớn được tờ Business Insider tổng hợp:

1. Không kiểm tra bảo hiểm trước thời hạn

Một năm, bạn phải đóng bao nhiêu tiền bảo hiểm? Hẳn là một số tiền không hề nhỏ phải không? Vậy tại sao bạn lại không kiểm tra bảo hiểm để đảm bảo có thể tới khám bác sĩ vào bất cứ lúc nào. Tôi từng nhiều lần vì bận rộn mà lãng quên việc này và khi cần tới thì chúng đã "hết date". Vấn đề này có vẻ khiến bạn đau đầu nhưng đa phần các nhà cung cấp bảo hiểm đều có hệ thống trực tuyến hoặc các dịch vụ khách hàng hữu ích, nhắc nhở bạn kiểm tra lại bảo hiểm


Bài học: Không riêng bảo hiểm cá nhân, một số dịch vụ có thời hạn như chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm ôtô... đều cần được lưu ý để đề phòng trường hợp khi cần sử dụng th lại hết hạn.

Bài học: Không riêng bảo hiểm cá nhân, một số dịch vụ có thời hạn như chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm ôtô... đều cần được lưu ý để đề phòng trường hợp khi cần sử dụng th lại hết hạn.

2. Mang theo nhiều đồ giá trị tới vùng đất lạ

Vào kỳ nghỉ xuân hồi năm thứ hai ở đại học, tôi và một vài người bạn thuê căn nhà gần bãi biển ở San Juan, Puerto Rico. Chúng tôi leo lên ban công của căn nhà và đỗ những chiếc xe đắt tiền ở ngay lối vào. Sau khi vui chơi thâu đêm ở câu lạc bộ và trở về căn nhà thuê trước bình minh, chúng tôi nhận thấy nhiều đồ đạc bị xáo trộn và biến mất.

Tôi là người chịu thiệt hại nhiều nhất. Kẻ gian đã lấy cắp chiếc MacBook Pro, chai nước hoa mới cùng đôi giày Nikes độc và đắt tiền, thậm chí, tới cái nẹp răng cũng mất luôn.

Bài học: Không đem vật giá trị khi đi du lịch. Nếu mang vật đắt tiền, vì một dịp đặc biệt chẳng hạn, hãy mang nó theo người hoặc cất kỹ.
Bài học: Không đem vật giá trị khi đi du lịch. Nếu mang vật đắt tiền, vì một dịp đặc biệt chẳng hạn, hãy mang nó theo người hoặc cất kỹ.

3. Không dám mạnh tay khi đang phân vân

Tôi làm việc cho một công ty khởi nghiệp và may mắn là công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán. Do vậy, tôi cũng có trong tay một ít cổ phiếu. Khi nghỉ việc ở đây, tôi băn khoăn trước lựa chọn có bán toàn bộ cổ phiếu hay không. Thay vì bán tất cả, tôi lại nghe lời một người hàng xóm, từng bán công ty và sau đó giữ lại một nửa số cổ phiếu mà anh ta có.

Thật trớ trêu, thị trường thay đổi và giá trị cổ phiếu giảm khoảng 80%. Do đó, lần đầu tiên, tôi phải trả một hóa đơn thuế trị giá 15.000 USD. Cuối cùng, tôi vẫn phải bán số cổ phiếu còn lại với giá chỉ khoảng 50.000 USD, ít hơn so với thời điểm ban đầu nếu định bán tất cả.

Bài học: Hãy bán hết số cổ phiếu khi đang phân vân! Hoặc nếu không, hãy giữ lại 10% cổ phiếu nếu muốn đảm bảo rằng bạn không bị “trắng tay”.
Bài học: Hãy bán hết số cổ phiếu khi đang phân vân! Hoặc nếu không, hãy giữ lại 10% cổ phiếu nếu muốn đảm bảo rằng bạn không bị “trắng tay”.

4. Không kiểm tra kỹ càng trước khi đặt cọc

Tôi từng mất 1.400 USD tiền đặt cọc cho một căn hộ vì không kiểm tra nhà cẩn thận trước khi trao tiền. Đó là một căn hộ ở Williamsburg (Mỹ) và vài đồng nghiệp sống ở tòa nhà đó nói rằng họ thích nó. Do đó, tôi đã chủ quan. Khi quay lại để tìm hiểu lối đi, trước khi ký hợp đồng và trả tiền thuê trong tháng đầu tiên, tôi bị sốc khi thấy hơn 10 con gián chết trong tủ bếp. Tôi còn mất thêm một khoản tiền để diệt gián - tránh để chúng "làm ổ" trong căn hộ mới.

Bài học: Luôn tìm hiểu kỹ càng mọi giao dịch trước khi đặt bút ký hoặc đặt tiền cọc để tránh mất oan tiền.
Bài học: Luôn tìm hiểu kỹ càng mọi giao dịch trước khi đặt bút ký hoặc đặt tiền cọc để tránh "mất oan" tiền.

5. Suýt mất 500 USD vì bất cẩn

Trên một chuyến bay, tôi không thể nhìn rõ và đọc kỹ những chữ in nhỏ khi đọc dữ liệu trên thiết bị điện tử. Dù chỉ kiểm tra email vài lần, các ứng dụng vẫn chạy ở chế độ nền. Do bất cẩn, tôi trót ấn nút duyệt ở cuối một hóa đơn 500 USD. May mắn thay, công ty cung cấp dịch vụ hiểu rõ sự tình và hoàn trả tiền.

Bài học: Luôn cẩn trọng khi đọc mail trên thiết bị điện tử.
Bài học: Luôn cẩn trọng khi đọc mail trên thiết bị điện tử.

6. Chần chừ khi bán xe cũ

Khi có ý định tậu một chiếc xe mới, tôi đã tìm cách đổi chiếc Cavalier Chevy đã cũ kỹ. Sau khi xem nhiều mẫu, tôi cảm thấy thích một chiếc Toyota Corolla với giá trao đổi là 1.000USD. Tôi đã dành thời gian cân nhắc về thương vụ này. Thật không may, vài ngày sau đó, một bộ phận nhỏ trên xe cũ bất ngờ bị vỡ. Thay thế bộ phận này sẽ phải mất khoản tiền gấp đôi giá sửa xe.

Khi tôi gọi tới đại lý, họ sẵn sàng mua lại nhưng với giá chỉ 500 USD - bằng 1/2 mức giá ban đầu mà họ đã đồng ý. Cuối cùng, sau cuộc đàm phán thất bại, tôi vẫn phải mua chiếc xe hơi mới với giá bán lẻ.

Bài học: Phải tìm cách thanh lý một chiếc xe khi nó gần tới mức bỏ đi. Nếu không, rút cục bạn sẽ vẫn mất tiền.
Bài học: Phải tìm cách "thanh lý" một chiếc xe khi nó gần tới mức "bỏ đi". Nếu không, rút cục bạn sẽ vẫn mất tiền.

Trọng Hiếu

Business Insider

Trở lên trên