MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời!

17-05-2019 - 00:02 AM | Sống

Đi khám bệnh và làm xét nghiệm định kỳ là cách duy nhất để phòng tránh và điều trị sớm các căn bệnh nguy hiểm.

Tuổi càng cao, cơ thể ngày càng xuống cấp, chúng ta lại càng phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Đôi khi, việc phát hiện bệnh quá muộn khiến cho tình trạng của bệnh nhân thêm trầm trọng, tước đi cơ hội sống quý giá. Vì vậy, mọi người thường được khuyên nên đi khám bệnh và làm xét nghiệm định kỳ để phòng tránh và điều trị sớm các bệnh đe dọa đến sức khỏe của mình.

Dưới đây là 7 căn bệnh bạn cần khám và xét nghiệm sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên.

Cao huyết áp

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 1.

Cách phát hiện: Đo huyết áp trong khung thời gian 12 tiếng hoặc 24 tiếng. (Nhiều bệnh nhân thường cảm thấy stress và lo lắng khi đi khám bác sĩ, khiến cho huyết áp tăng vọt không chính xác.) Bệnh cao huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, đo huyết áp là chìa khóa duy nhất để theo dõi bệnh, phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Đối tượng: Tất cả người lớn

Thời gian: Đây là dạng khám cơ bản, do vậy, bất kỳ ai trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ cần đo huyết áp thường xuyên.

Đái tháo đường tuýp 2

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 2.

Cách phát hiện: Có 2 phương pháp xét nghiệm: xét nghiệm A1C và xét nghiệm đường huyết lúc đói. Xét nghiệm A1C là xét nghiệm máu dùng để kiểm tra lượng đường gắn với hemoglobin trong các tế bào hồng cầu, không yêu cầu phải nhịn ăn. Xét nghiệm đường huyết lúc đói được tiến hành khi người bệnh chưa ăn uống gì, nhằm để đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn 8 tiếng.

Đối tượng: Người lớn trong độ tuổi từ 40-70 bị thừa cân, béo phì hoặc gia đình có tiền sử bị bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến cáo bất cứ ai trên 45 tuổi cũng nên đi khám

Thời gian: Bạn nên đi xét nghiệm 3 năm/lần.

Ung thư trực tràng

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 3.

Cách phát hiện: Nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến nhất. Ngoài ra, mọi người cũng có thể lấy mẫu phân tại nhà, chụp CT. Trong trường hợp, xét nghiệm phân cho ra kết quả dương tính, người bệnh vẫn phải đi nội soi đại tràng.

Đối tượng: Người lớn từ 50-75 tuổi.

Thời gian: Bạn nên đi nội soi đại tràng định kỳ 10 năm/lần, chụp CT 5 năm/lần. Xét nghiệm phân nên được tiến hành hàng năm. Nếu đã từng cắt polyp trực tràng, bạn sẽ phải đi khám sớm hơn mốc 10 năm.

Ung thư vú

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 4.

Cách phát hiện: Chụp quang tuyến vú

Đối tượng: Phụ nữ từ trên 45 tuổi.

Thời gian: Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên đi khám sàng lọc ung thư vú 2 năm/lần. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ thì cho rằng bạn nên đi khám thường xuyên mỗi năm cho đến 55 tuổi, sau đó chuyển sang 2 năm/lần.

Loãng xương

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 5.

Cách phát hiện: Đo mật độ xương bằng phương pháp DEXA

Đối tượng: Phụ nữ trên 65 tuổi, phụ nữ bị mãn kinh sớm hoặc người có tiền sử gãy xương, nhẹ cân, hút thuốc,... Loãng xương tuy hiếm ở nam giới nhưng vẫn có thể xảy ra.

Thời gian: Tùy theo kết quả đo trước đó.

Ung thư phổi

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 6.

Cách phát hiện: Chụp CT phổi liều thấp

Đối tượng: Người lớn từ 55-80 tuổi, từng hoặc đang nghiện hút thuốc lá. Những người tiếp xúc nhiều khói thuốc thụ động hay các khí độc hại cũng nên đi kiểm tra.

Thời gian: Hàng năm. Nếu đã cai thuốc lá hơn 15 năm, bạn có thể ngừng đi kiểm tra.

Phình động mạch chủ bụng

7 căn bệnh phải đi khám sớm ngay khi bước vào tuổi trung niên: Đừng chần chừ kẻo hối hận cả đời! - Ảnh 7.

Cách phát hiện: Siêu âm vùng động mạch chủ bụng. Khi thành động mạch yếu đi và vỡ, bệnh nhân có thể chảy máu ồ ạt, dẫn đến tử vong.

Đối tượng: Nam giới từ 65-75 tuổi từng hút thuốc. Những người chưa từng hút thuốc nhưng gia đình có tiền sử mắc bệnh cũng nên đi khám.

Thời gian: Một lần duy nhất.

Ngọc Hà

Considerable

Trở lên trên