MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 năm sóng gió của Trung Nguyên Singapore và ý nghĩa thực của tài sản này trong lòng Lê Hoàng Diệp Thảo

21-08-2018 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

"Trung Nguyen Singapore (TNS) là lời hứa anh sẽ chăm sóc gia đình khi muốn tôi đưa TNS về TNG để tôi khỏi vất vả", bà Lê Hoàng Diệp Thảo chia sẻ.

Trong những chia sẻ gần đây trên trang cá nhân của mình, bà Lê Hoàng Diệp Thảo lần đầu tiết lộ về cơ nghiệp nghìn tỷ tại Singapore của Trung Nguyên và ý nghĩa của công ty này (TNS) trong giai đoạn rạn nứt tình cảm đầu tiên giữa bà và chồng, ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

Theo đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người đứng tên cho vị trí giám đốc của Trung Nguyên Singapore PTE.LTD. Công ty này được cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài vào ngày 7/7/2008, với hoạt động chính là kinh doanh cà phê, cửa hàng cà phê (bao gồm cả hoạt động xuất nhập khẩu).

Văn phòng của TNS đặt tại Henderson Park, và quán cà phê đầu tiên mở tại Terminal 1 ở sân bay Changi. Sau đó, các cửa hàng tại Liang Court và Marina Bay Sands ra mắt.

8 năm sóng gió của Trung Nguyên Singapore và ý nghĩa thực của tài sản này trong lòng Lê Hoàng Diệp Thảo - Ảnh 1.

Cửa hàng cà phê tuyệt đẹp của Trung Nguyên tại Marina Bay Sands trước khi đóng cửa cách đây không lâu.

Trong các văn bản bà chủ King Coffee đưa ra, 50.000 SGD số vốn đầu tiên của TNS đều thuộc sở hữu của một mình bà. Sau đó, năm 2011, bà Thảo đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần trên cho ông Vũ.

Việc chuyển nhượng cổ phần chỉ hoàn tất vào năm 2013, khi ông Vũ sở hữu 520.800 cổ phần phổ thông, trước khi cổ phần và vốn điều lệ của công ty này được điều chỉnh tăng trong giấy phép đầu tư lên mức 7.528.000 đơn vị (tương ứng 7,528 triệu SGD), với cổ đông duy nhất là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.

"TNS là dấu mốc gắn với sự chào đời của con gái út. TNS là lời cam kết vợ chồng sẽ bên nhau trọn đời, là lời hứa anh sẽ chăm sóc gia đình, là tài sản chuyển từ túi phải qua túi trái mà 2 vợ chồng vẫn làm từ trước tới nay".

Đến năm 2015, một văn bản khác xuất hiện tại tòa án tối cao Singapore cho biết, toàn bộ hơn 7 triệu cổ phần của TNS lại một lần nữa chuyển sang "túi" của bà Thảo, trước khi được chuyển nhượng cho một cá nhân khác trong văn bản có con dấu của ông Vũ.

Ông Vũ ngay sau đó đã tố cáo lên các nhà hành pháp của Singapore, vì cho rằng bà Thảo đã chiếm đoạt con dấu và làm giả chữ ký của ông trong văn bản chuyển nhượng cuối cùng này.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo khẳng định mình là người duy nhất điều hành TNS kể từ khi công ty này thành lập, và đến nay công ty này vẫn hoạt động tốt. Nữ doanh nhân này cho rằng "giá trị tài sản của TNS chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong khối tài sản chung của chúng tôi" nên bà không cần lừa đảo để chiếm đoạt như văn bản tố cáo từ phía ông Vũ vào năm 2015 lên tòa án tối cao Singapore.

Theo L.T

Nhịp Sông Kinh Tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên