MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 thói quen đang "ăn mòn" não bộ của bạn mỗi ngày: Ai mắc phải càng nhiều càng sớm lão hóa, sa sút trí tuệ

28-12-2019 - 23:00 PM | Sống

Từ việc tập thể dục buổi sáng cho đến đồ ăn nhẹ vào ban đêm, thói quen hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến não bộ của bạn. Các thói quen có thể là nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa não, Alzheimer dù tuổi chưa cao.

Không vận động thường xuyên

8 thói quen đang ăn mòn não bộ của bạn mỗi ngày: Ai mắc phải càng nhiều càng sớm lão hóa, sa sút trí tuệ - Ảnh 1.

Theo Viên nghiên cứu lão hóa quốc gia Mỹ NIA, sự lão hóa bình thường sẽ khiến một số phần của não bộ teo lại, giảm khả năng kết nối giữa các nơ-ron và ít máu lưu thông đến não hơn. Những thói quen hàng ngày có thể thúc đẩy quá trình này nhanh hơn và một trong số đó là thói quen ít vận động.

Nghiên cứu năm 2018 được đăng trên Tạp chí Thần kinh học tiết lộ, những phụ nữ thường xuyên tập thể dục, vận động tích cực có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ thấp hơn 88% so với nhóm phụ nữ ít vận động hoặc chỉ tập thể dục vừa phải. Ngoài ra, nhóm ít tập thể dục cũng xuất hiện các triệu chứng của sa sút trí tuệ sớm hơn 11 năm so với nhóm thường xuyên tập thể dục với cường độ cao.

Không bảo vệ khả năng nghe

8 thói quen đang ăn mòn não bộ của bạn mỗi ngày: Ai mắc phải càng nhiều càng sớm lão hóa, sa sút trí tuệ - Ảnh 2.

Theo nghiên cứu của Đại học Johns Hopskin năm 2011, sự suy giảm thính lực có liên quan đến chứng mất trí nhớ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những người có thính lực kém thường có triệu chứng suy giảm trí nhớ sớm hơn. Việc tập trung và cố gắng nghe có thể làm não quá tải hoặc mất thính giác có thể dẫn tới sự cô lập xã hội - một yếu tố đã được thừa nhận là dẫn tới chứng mất trí nhớ.

Các tình nguyện viên tham gia thí nghiệm bị mất thính lực nhẹ, trung bình và nghiêm trọng đều biểu hiện nguy cơ mất trí nhớ gấp đôi, gấp 3 và gấp 5 lần trong khoảng thời gian 1 năm.

Uống rượu bia quá nhiều

Thói quen uống đồ uống có cồn thường xuyên ảnh hưởng nghiêm trọng tới não bộ. Thí nghiệm của Đại học Rutgers đã sử dụng chuột để mô phỏng tác hại của rượu với trí nhớ. Những con chuột thường xuyên có nồng độ cồn trong máu là 0,08% thì việc sản xuất các tế bào thần kinh ở vùng Hippocampus giảm 40%. Tương tự ở người, hành vi sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên có thể ảnh hưởng xấu đến việc học tập và trí nhớ.

Vì thế, hãy cố gắng bảo vệ bộ não của bạn bằng những thói quen lành mạnh.

Không chăm sóc trái tim

Tình trạng của trái tim liên quan trực tiếp tới tình trạng của não bộ.n Những gì tốt cho sức khỏe tim mạch thì cũng tốt cho bộ não của bạn. Nếu tim của bạn có vấn đề, não sẽ không được cung cấp đủ máu để hoạt động và ngày một lão hóa nhanh hơn. Đó cũng là lí do những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường thường mắc bệnh mất trí nhớ sớm hơn.

Ít chơi các trò chơi trí tuệ

8 thói quen đang ăn mòn não bộ của bạn mỗi ngày: Ai mắc phải càng nhiều càng sớm lão hóa, sa sút trí tuệ - Ảnh 3.

Khi thường xuyên rèn luyện não bộ bằng những trò chơi trí tuệ, "cơ bắp" của các tế bào thần kinh cũng được tăng lên đáng kể. Các nghiên cứu đã chứng mình rằng, những người cao tuổi từng thực hiện bài rèn luyện "tốc độ xử lý thông tin" đã giảm 29% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Tiến sĩ Bernard – tác giả nghiên cứu tin rằng, việc đào tạo nhận thức về các lĩnh vực cụ thể như xử lý thông tin, bộ nhớ có tác dụng trì hoãn sự lão hóa trí nhớ ít nhất vài năm. Trên thực tế, các trò chơi trí tuệ như đọc và chơi ô chữ, câu đố Sudoku có tác dụng tích cực với trí não.

Không học hỏi những thứ mới mẻ

Các nhà nghiên cứu cũng chứng minh được rằng, những người có trình độ giáo dục cao hơn thì có tỉ lệ suy giảm trí nhớ ít hơn. Mức độ hiểu biết, học vấn của một người cũng là một yếu tố dự đoán nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer khi về già.

Khi bạn học những thứ mới mẻ, các tế bào thần kinh sẽ tạo ra những liên kết mới và điều này giúp bạn có khả năng phục hồi trí não tốt hơn. Nó cũng tương tự như việc bạn tích lũy càng nhiều tiền trong tài khoản hưu trí, khi bạn nghỉ hưu, khả năng lao động giảm thì bạn có thể rút ra để sử dụng. Thước đo đơn giản về sức mạnh và sự linh hoạt này có thể dự đoán được bạn sẽ có tuổi thọ lâu hơn.

Không thực hành việc thư giãn

Khoa học đã chứng minh, sự căng thẳng kéo dài gây tổn thương não bộ. Những người càng trải qua sự lo lắng nghiêm trọng càng có nguy cơ suy giảm nhận thức, trí nhớ nhanh hơn. Trên thực tế, nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer tăng 33% ở những người mắc chứng lo âu nhẹ, 78% đối với những người mắc chứng lo âu vừa phải và 135% với những người mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng.

Đó là lí do tại sao, chúng ta luôn được khuyên là cần thư giãn, thả lỏng cơ thể thường xuyên để bảo vệ sức khỏe hiện tại và trong cả tương lai.

Thường xuyên ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm

8 thói quen đang ăn mòn não bộ của bạn mỗi ngày: Ai mắc phải càng nhiều càng sớm lão hóa, sa sút trí tuệ - Ảnh 4.

Đối với một người trưởng thành, bạn càng ngủ ít, não bạn càng "già" nhanh hơn. Trong nghiên cứu, khi thực hiên quét não bộ của những tình nguyện viên, các nhà khoa học nhận thấy dấu hiệu lão hóa xuất hiện nhiều và nhanh hơn ở não của những người ngủ ít. Giấc ngủ đêm kéo dài 7 giờ là tối ưu nhất giúp não của người trưởng thành hoạt động với hiệu suất tối ưu và đảm bảo sự khỏe mạnh.

Theo The Healthy

Trần Ngọc

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên