img
“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 1.

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 2.


“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 3.

Trước khi ban hành Thông tư 38, nhiều người vẫn hiểu việc quản lý thông tin qua biên giới chỉ áp dụng với thông tin báo chí và tổ chức ở trong nước còn cung cấp thông tin trên mạng của cá nhân với Facebook, Youtube… thì không. Ông có nhận xét gì về điều này?

Có lẽ nhiều người vẫn hiểu chưa đúng về việc này. Thực tế là pháp luật Việt Nam quy định rất rõ về việc quản lý Internet và thông tin trên mạng nói chung như ở Nghị định số 72/2013 của Chính phủ. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) cũng ban hành một loạt thông tư để hướng dẫn thực hiện. Thông tư 38 ra đời để quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72 trong lĩnh vực cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.

Việc ban thành Thông tư 38 có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của những tổ chức cung cấp nội dung trên Internet?

Chủ trương của Chính phủ với Internet là quản lý để phát triển, hay tạo điều kiện cho Internet phát triển. Ở đây, tôi cũng xin chia sẻ là trong môi trường phức tạp và thay đổi nhanh chóng như Internet, nếu Nhà nước không có sự quản lý về nội dung, tình trạng thông tin bịa đặt, sai sự thật sẽ xuất hiện tràn lan. Hệ lụy của nó rất nhiều và mọi người đều có thể thấy rõ.

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 4.

"Chủ trương của Chính phủ với Internet là quản lý để phát triển, hay tạo điều kiện cho Internet phát triển"

Bên cạnh đó, còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp trong nước cung cấp nội dung thông tin trên mạng chịu sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ, trực tiếp là các cơ quan quản lý Nhà nước và cơ quan chức năng. Họ cũng thực hiện các nghĩa vụ thuế với Nhà nước đầy đủ.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân ở nước ngoài cung cấp thông tin qua biên giới vào Việt Nam và có người Việt Nam sử dụng, thậm chí là trả tiền, họ hầu như không phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và không đóng thuế. Đó là lỗ hổng và bất cập mà Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông phải nỗ lực xóa bỏ.

Thông tư 38 ra đời cũng để giải quyết một phần vấn đề này.

Sự ra đời của Thông tư 38 có giải quyết được vấn đề bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực Internet?

Bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực Internet nằm ở nhiều vấn đề chứ không chỉ nằm ở cung cấp nội dung. Chẳng hạn như nghĩa vụ nộp thuế, các doanh nghiệp trong nước phải nộp thuế đầy đủ trong khi doanh nghiệp nước ngoài có nhiều cách để trốn tránh nghĩa vụ.

Thông tư 38 chỉ giải quyết vấn đề cung cấp nội dung thông tin công cộng quan biên giới mà cụ thể ở đây là có cơ chế để các tổ chức, các nhân sở hữu trang web và mạng xã hội cùng phối hợp với Nhà nước trong cuộc chiến chống lại thông tin sai sự thật trên mạng.

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 5.

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 6.

Trong thời gian gần đây, tình trạng xúc phạm lẫn nhau đang diễn ra tràn lan trên Internet và mạng xã hội. Thậm chí, những thông tin sai lệch được đưa lên facebook chỉ nhằm mục đích câu view, tăng tương tác. Liệu tình trạng này có được cải thiện sau sự ra đời của Thông tư 38?

Thông tư 38 của Bộ Thông tin và Truyền thông về cung cấp thông tin công cộng qua biên giới ra đời với mục đích quan trọng nhất là bảo vệ người sử dụng khỏi sự xúc phạm, xuyên tạc hay nói xấu trên mạng xã hội và Internet. Trước đây, khi pháp luật chưa quy định chặt chẽ về vấn đề này, chúng tôi nhận được nhiều đơn thư kêu cứu của các cá nhân và tổ chức khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm hay nói xấu, xuyên tạc trên mạng. Thông tư 38 sẽ giúp giải quyết những tồn tại này.

Theo thông lệ quốc tế, nhà chức trách sẽ buộc các đơn vị cung cấp dịch vụ thẩm tra, xử lý các hành động nói sai sự thật, xúc phạm danh dự lẫn nhau. Đây là vấn đề về quyền con người. Với các nhà cung cấp lớn như Facebook, Google hay Youtube, họ cũng có quy định bảo vệ quyền của người tham gia mạng xã hội, trong đó có quyền được tôn trọng và không bị xúc phạm. Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ phối hợp với các trang mạng xã hội lớn để bảo vệ người dùng hiệu quả hơn.

Thời gian qua, có nhiều thông tin xúc phạm lẫn nhau xuất hiện trên môi trường mạng. Cách giải quyết của những người bị xúc phạm là kêu cứu tới cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có người phản ứng bằng cách xúc phạm lại, điều này tạo ra môi trường kém văn hóa trên mạng, đặc biệt là trong giới trẻ - vốn đã được báo chí và các nhà văn hóa cảnh báo. Việc ban hành Thông tư 38 giúp tạo lập lại môi trường văn hóa trên mạng. Khi chúng ta có công cụ, có quy định pháp luật chặt chẽ, công dân sẽ tìm tới để giải quyết thay vì xúc phạm qua lại lẫn nhau.

Hiện nay, không ít người, tổ chức là nạn nhân của các hành vi bôi xấu, xúc phạm nhân phẩm, danh dự trên mạng xã hội hoặc đơn thuần là phát hiện thông tin sai sự thật xuất hiện tràn lan trên facebook. Sau khi có quy định cụ thể về cung cấp thông tin qua biên giới, họ có thể tìm tới đâu để khiếu nại, đề nghị xử lý, giải quyết?

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 7.

Trong Thông tư 38, Bộ TTTT có 3 kênh để tiếp nhận sai phạm. Thứ nhất, người bị hại có thể gửi đơn thư cho Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử. Hai là gửi tới hòm thư điện tử chuyên trách của Bộ TTTT. Thứ ba, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ TTTT cũng có nơi tiếp nhận thông tin về sai phạm.

Thông tư 38 cũng quy định rõ, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cung cấp thông tin công cộng qua biên giới cũng cần có kênh tiếp nhận thông báo sai phạm để phối hợp xử lý. Các doanh nghiệp viễn thông, nơi cung cấp hạ tầng mạng trong nước, cũng cần thiết lập kênh để phát hiện sai phạm và báo về cho Bộ TTTT để xử lý.

Liệu sự ra đời của Thông tư 38 có hạn chế quyền của người sử dụng Internet tại Việt Nam hay dẫn tới việc chặn Facebook, Youtube?

Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng, các quy định của pháp luật, thông tư hay văn bản quy phạm pháp luật đều hướng tới mục đích cao nhất là bảo vệ công dân chứ không phải hạn chế quyền của người sử dụng. Ở đây, Thông tư 38 tập trung vào xử lý thông tin sai sự thật, xuyên tạc, bịa đặt có ảnh hưởng xấu tới xã hội trên mạng Internet. Như vậy, nó sẽ gây ảnh hưởng tới người sử dụng Internet với mục đích xấu, lợi dụng Internet làm việc xấu. Với những người dùng Internet với mục đích tốt, họ sẽ cảm thấy được bảo vệ cùng một môi trường mạng văn minh và an toàn hơn.

Tất nhiên, có một bộ phận người dùng mạng xã hội do chưa nắm đủ thông tin hay hiểu rõ nội dung của Thông tư 38, tỏ ra phân vân trước khả năng các trang mạng xã hội lớn như Facebook hay Youtube bị chặn. Tôi tin rằng, khi chúng ta giải thích và thông tin đầy đủ tới người dân, họ sẽ thấy Thông tư 38 cũng như các quy định khác có liên quan hoàn toàn không nhằm ngăn chặn các trang mạng xã hội nói chung mà để hoạt động của chúng trở nên lành mạnh hơn.

Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội và Thông tư 38 có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện điều đó.  

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 8.

Từ khi ban hành đến nay, ông nhận được những phản hồi như thế nào về Thông tư này?

Thông tư 38 được ban hành cuối năm 2016, và ngay sau đó chúng tôi nhận được phản hồi tích cực từ các doanh nghiệp trong nước. Họ mong muốn Nhà nước có những quy định pháp luật tạo sự bình đẳng trong việc tuân thủ luật pháp giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Chúng tôi cũng nhận được phản hồi tích cực từ người dân, những người từng chịu sự xúc phạm hay tác động bởi mặt trái của mạng xã hội. Có người gặp tôi và chia sẻ rằng họ rất trông đợi khi có công cụ như Thông tư 38, và Nhà nước cần có chế tài để xử phạt những người vi phạm. Tuy nhiên, Thông tư 38 chưa đề cập tới vấn đề xử phạt mà chỉ yêu cầu gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Tuy nhiên, nếu không tuân thủ, chúng tôi sẽ có biện pháp ngăn chặn.

Trên thế giới, các nước khác có quy định về cung cấp thông tin công cộng trên mạng xã hội hay không?

Theo nghiên cứu, tìm hiểu của chúng tôi, sau một thời gian gần như thả nổi mạng xã hội, nhiều nước đã đưa ra những quy định nhằm quản lý các thông tin sai sự thật. Gần nhất là việc Đức ban hành luật cho phép xử phạt 500.000 euro nếu mạng xã hội Facebook không hợp tác và gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Các nghị sĩ Mỹ, nơi ra đời của Facebook, cũng đệ trình các dự thảo luật nhằm chống thông tin sai sự thật, nhất là trong bối cảnh những thông tin không được kiểm chứng xuất hiện tràn lan trên mạng xã hội, gây tác động tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Ở Trung Quốc, luật an toàn thông tin mạng cũng vừa được ban hành, trong đó quy định rõ về việc cấm thông tin sai sự thật. Thậm chí, họ còn cho phép sử dụng các biện pháp mạnh để chống những thông tin sai sự thật, có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, lan truyền. Tại Nga, một cơ quan chuyên trách được thành lập để quản lý thông tin trên mạng xã hội, với những công cụ hỗ trợ rà soát và kiểm duyệt.

Tại Việt Nam, Thông tư 38 yêu cầu các trang mạng xã hội lớn (có từ 1 triệu lượt người truy cập/tháng trở lên) phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước xử lý, ngăn chặn hoặc gỡ bỏ thông tin sai lệch khi có yêu cầu.

“Ai cũng muốn được bảo vệ khỏi các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ cá nhân trên môi trường mạng xã hội - Ảnh 9.

Linh Anh - Hoàng Ly
Hương Xuân
Nam Nguyễn
Theo Trí Thức Trẻ18/1/2017

Linh Anh - Hoàng Ly

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên