MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Áp lực quản trị nhân sự với CEO Việt thời kỳ 4.0

16-10-2019 - 15:30 PM | Doanh nghiệp giới thiệu

“Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra nhiều thách thức với các nhà quản trị. Đặc biệt, trong lĩnh vực quản trị nhân sự ở các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ”- Thạc sĩ kinh tế, CEO Lê Dung - một nhà quản trị nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nhân sự nhận định.

Vậy các CEO cần có chiến lược phát triển nhân sự như thế nào trước làn sóng 4.0? Những chia sẻ của CEO Lê Dung sẽ giúp trả lời một phần câu hỏi này.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc sử dụng nhân sự tại Việt nam liệu có thay đổi gì thưa chị?

CEO Lê Dung: Với trí tuệ nhân tạo và robot làm những công việc giản đơn, người lao động trên toàn thế giới sẽ phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp ở những công việc đòi hỏi ít chất xám và có tính chất lặp đi lặp lại. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy một số công việc đã dần được thay thế bằng các ứng dụng công nghệ ví dụ như việc điều hành taxi, quản lý kho hàng, hoặc dùng trí tuệ nhân tạo trong dịch thuật, định vị… Nhân sự để làm những công việc này sẽ "nhàn" hơn hoặc thậm chí có thể cắt giảm hoàn toàn.

Với sự hỗ trợ của các phần mềm quản trị trực tuyến thì chắc chắn người lao động cũng phải có những kỹ năng nhất định liên quan đến công nghệ thông tin, vậy bà đánh giá thế nào về những kỹ năng này ở người lao động Việt Nam?

CEO Lê Dung: Việt Nam có lợi thế là nước có dân số trẻ, nếu xét trên mặt bằng chung thì đây chính là thế mạnh của Việt Nam trong tiếp cận công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thực tế lao động trẻ thường lại là lao động thiếu kinh nghiệm. Trong khi đó, một bộ phận không nhỏ người lao động có tuổi từ 40 đến 60 thường có kinh nghiệm làm việc lâu năm, có nghiệp vụ nghề vững vàng thì lại phải đối mặt với nguy cơ lạc hậu về mặt công nghệ thông tin. Đây không chỉ là vấn đề của cá nhân người lao động mà là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp thậm chí cả nền kinh tế cần phải đối mặt và có giải pháp khắc phục.

Liệu những khó khăn trong tiếp cận công nghệ của một bộ phận người lao động có ảnh hưởng tới năng suất lao động?

Việc ảnh hưởng tới năng suất lao động là một lẽ tất nhiên. Một công việc được hỗ trợ bởi các ứng dụng chắc chắn sẽ có năng suất cao hơn làm việc thủ công. Các báo cáo thực tế đang chỉ ra năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Singapore. Việc chậm tiếp cận công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ở Việt Nam còn chậm so với các nước được xem là một trong những nguyên nhân chính. Năng suất lao động là giá trị cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp và các quốc gia. Trong thời đại 4.0, các quốc gia không còn khoảng cách, ranh giới thương mại. Nếu các doanh nghiệp không có năng suất cao thì khó có thể đứng vững ngay tại thị trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường quốc tế.

Áp lực quản trị nhân sự với CEO Việt thời kỳ 4.0 - Ảnh 1.

Như vậy từ một vấn đề căn bản là nhân sự chậm tiếp cận công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có thể thấy có rất nhiều hệ lụy cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Tôi nghĩ rằng đây chắc chắn là điều mà không ít doanh nghiệp đã nhìn thấy nhưng họ còn gặp khó khăn gì với các chiến lược quản trị nhân sự trong thời kỳ 4.0, đặc biệt ở doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ?

Khoảng 4 năm trở lại đây, nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng cao ở Việt Nam tăng ít nhất 20% một năm. Tuy nhiên, thị trường lao động trong nước lại không đáp ứng đủ, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ thông tin dự báo sẽ thiếu hụt khoảng 500.000 đến một triệu ứng viên. Cung không đủ cầu là khó khăn cho các doanh nghiệp trong tuyển dụng nhân sự. Đặc biệt với doanh nghiệp nhỏ thì khó khăn này gấp lên hàng chục lần. Có những doanh nghiệp đã sẵn sàng bỏ một khoản chi phí lương rất lớn để tuyển người tài thế nhưng nhân viên tuyển vào chỉ làm việc được một thời gian ngắn lại ra đi với lý do doanh nghiệp nhỏ không đủ "thử thách" với nhân sự giỏi. Bài toán nhân sự nhiều khi trở thành cái vòng luẩn quẩn khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ khó phát triển. Theo số liệu từ sách trắng Việt Nam năm 2019, Việt Nam có gần 714.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 90%. Do đó vấn đề mà doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp phải trong quản trị nhân sự thời kỳ 4.0 không chỉ còn là khó khăn tại doanh nghiệp mà nó là vấn đề chung của nền kinh tế quốc gia. Cần có sự nghiên cứu để hỗ trợ những doanh nghiệp này.

Với kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường cũng như đã có thời gian gắn bó lâu năm trong lĩnh vực đào tạo nhân sự thì chị có lời khuyên gì đối với các nhà quản trị ở các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ để ứng phó với làn sóng 4.0 thưa chị?

Tôi nghĩ rằng các doanh nghiệp cần tập trung vào đào tạo nhân sự. Đặc biệt với doanh nghiêp nhỏ thay vì đi tìm những ứng viên giỏi, chúng ta hãy tập trung đào tạo chính đội ngũ nhân sự đang sẵn sàng làm việc cho doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.

Áp lực quản trị nhân sự với CEO Việt thời kỳ 4.0 - Ảnh 2.

CEO Lê Dung tham vấn chuyên gia các giải pháp doanh nghiệp cho CEO

Thứ hai là khi đã đào tạo thì doanh nghiệp cần có chính sách giữ chân họ tránh tình trạng đi đào tạo "hộ" các doanh nghiệp khác. Để giữ chân người lao động thì không có cách gì khác ngoài công việc và thu nhập ổn định. Tôi đặc biệt lưu ý doanh nghiệp khởi nghiệp, để ổn định lao động, giữ chân người giỏi và tiếp tục phát triển thì ở giai đoạn đầu doanh nghiệp không nên nghĩ ngay đến lợi nhuận. Khi thực hiện các hợp đồng với đối tác nếu hòa vốn mà có việc cho người lao động làm liên tục thì doanh nghiệp cũng nên làm.

Xin cảm ơn chị, hy vọng với những gợi mở của chị trong buổi nói chuyện hôm nay, các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ có những định hướng đúng đắn trong chiến lược phát triển nhân sự thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên