MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Axit dạ dày: Biết được sự thật này, bạn có thể tự cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe

17-05-2017 - 09:43 AM | Sống

Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết axit dạ dày ảnh hưởng như thế nào đến các phần của cơ thể. Biết được cơ chế ảnh hưởng của mức axit dạ dày, bạn có thể tự ngăn ngừa và cải thiện nhiều vấn đề về sức khỏe.

Những quan niệm sai lầm về axit dạ dày

Thông thường chúng ta thường nghĩ, quá nhiều axit dạ dày sẽ có hại cho sức khỏe. Thực tế, axit dạ dày rất cần thiết để tiêu hóa thực phẩm, hòa tan các chất dinh dưỡng, tiêu diệt vi khuẩn, nấm men và đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Do đó, điều mấu chốt là chúng ta phải duy trì mức axit từ 1,5 đến 3,0 - mức phù hợp với cơ thể.

Axit dạ dày thấp mới là nguyên nhân gây khó tiêu và ợ nóng

Theo thống kê, khoảng 90% người Mỹ chịu hiện tượng axit dạ dày thấp. Khi hiện tượng kiềm hóa bắt đầu xảy ra, lượng hydro trong dạ dày bắt đầu cạn kiệt, khiến cho lượng axit dạ dày xuống thấp hơn nữa. Điều này mới là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như khó tiêu, ợ nóng chứ không phải do dư thừa axit dạ dày như quan niệm thông thường.

Các biện pháp khắc phục bằng thuốc hỗ trợ tiêu hóa thường dựa vào cơ chế trung hòa axit dạ dày, giúp duy trì độ pH hợp lí với cơ thể.

Axit dạ dày ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn

Nhiều người thiếu hụt dinh dưỡng do họ không ăn đủ một số nhóm thực phẩm nhất định. Nhưng lí do thực sự là họ không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách và hấp thu được các dinh dưỡng cần thiết bởi axit dạ dày quá thấp. Chức năng của axit HCl trong dạ dày là phá vỡ các liên kết của protein và axit amin trong các chất dinh dưỡng để cơ thể có thể hấp thụ. Vì vậy, lượng axit trong dạ dày quá thấp đồng nghĩa với hiệu quả tiêu hóa kém hơn.

Mức axit dạ dày không hợp lý là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe

Khi mức axit quá cao hoặc quá thấp, dạ dày không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như rối loạn tiêu hóa, các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, mụn trứng cá, rụng tóc ở phụ nữ, loãng xương, tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi mãn tính, khô da...

Nguyên nhân dẫn đến axit dạ dày thấp

Lượng đường quá cao trong chế độ ăn uống là nguyên nhân chính dẫn đến mức axit dạ dày thấp. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có đường thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có hại, giảm khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin và các dinh dưỡng khác của cơ thể.

Cách duy trì mức axit dạ dày hợp lý

Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể thực hiện hàng ngày để duy trì độ pH thích hợp với dạ dày.

- Loại bỏ thực phẩm chứa đường tinh chế, bởi đây là nguyên nhân chính làm giảm axit dạ dày.

- Sử dụng thực phẩm hữu cơ tươi, sạch.

- Tránh uống quá nhiều chất lỏng trong bữa ăn để không làm loãng dịch dạ dày.

- Bổ sung vitamin C, E, B6 và khoáng chất như kém, magie cho cơ thể cho cơ thể.

- Thực hiện nhai kỹ để nghiền nhỏ thức ăn, tăng cường enzym trong khoang miệng, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

- Không nên ăn quá no.

- Ăn nhiều thức phẩm chứa vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa như sữa chua.

- Tránh ăn vặt quá nhiều để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Thu Hoài

Lifehack

Trở lên trên