MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bạn chọn "răm rắp" vâng dạ theo sếp hay tự làm tự chịu bất chấp tất cả?

30-04-2016 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

Bài viết được trích dẫn từ kinh nghiệm của “ông trùm” Startup – Justin Kan. Nếu bạn chưa biết anh ta thì con người này đã thành lập rất nhiều startup – trong số đó có Twitch.tv, được Amazon mua lại với giá gần 1 tỷ USD. Anh cũng là đối tác của rất nhiều quỹ đầu tư hay các nhà đầu tư “thiên thần”.

Một vài ngày trước, Justin đã viết về những kiến thức của anh về sự đối lập giữa Startupcông ty lớn. Và đó quả là một sự so sánh “VÀNG” cho những bạn trẻ vẫn còn đứng giữa 2 ngả đường.

1. Con người càng trưởng thành thì càng mong muốn người khác nói cho họ biết họ phải làm gì

Khi chúng ta ra đời, chúng ta được bảo rằng không được viết lên tường, ăn với bát đũa hay tiểu tiện trong nhà vệ sinh. Và thế là chúng ta đến trường và buộc phải trật tự trong lớp để học. Họ nói với chúng ta làm sao để “thành công” – chính bằng việc đạt điểm cao. Chúng ta được bảo rằng cần phải vào trường Đại học, giành bằng giỏi và kiếm việc làm.

Tiếp theo, trong công việc, chúng ta được bảo rằng mình cần phải đến văn phòng vào lúc 8 giờ sáng và làm những công việc hàng ngày (bất kể đó là cái gì). Nhưng thế giới Startup thì hoàn toàn ngược lại. CHẲNG AI nói cho bạn cần phải làm gì, bạn buộc phải tự tìm lấy cho bản thân.

2. Về quyền tự quyết định

Suy nghĩ kiểu công ty lớn = Muốn làm thì phải xin phép.

Suy nghĩ kiểu Startup = Làm rồi xin lỗi sau.

3. Về quy trình làm việc

Suy nghĩ kiểu công ty lớn = Yêu thích quy trình mà chẳng quan tâm có hiệu quả hay không. Khi các công ty càng phát triển, quy trình là điều không thể thiếu. Những quy trình này thực sự là một điều tốt. Nhưng mặt trái của nó là người ta bắt đầu quá ưu tiên quy trình, chứ không phải kết quả công việc. Quy trình càng trở nên quan trọng, thì nhân viên càng mất đi tầm nhìn về lý do tại sao có cái quy trình đó.

Suy nghĩ kiểu Startup = Đừng mong có quy trình nếu chẳng đem lại kết quả gì. Vì khi là một Startup, nếu bạn không đưa ra bất cứ kết quả gì thì bạn thất bại. Những nhà sáng lập chỉ quan tâm đến kết quả, nếu quy trình sinh ra là cách tốt nhất để đạt được kết quả mong muốn, thì nó sẽ được áp dụng. Nhưng nếu quy trình chẳng dẫn tới đâu, thì tạm biệt nha!

4. Về nghề nghiệp

Suy nghĩ kiểu công ty lớn = Lo lắng giữ vững vị trí. Mọi người thường sợ hãi thử những thứ mới và thất bại. Bởi lẽ, khi họ thất bại, họ sợ mình có thể bị sa thải, hay không được tiền thưởng như mong đợi. Chính văn hóa này đang giết chết sự đổi mới và phát triển của công ty lớn. Họ đã thất bại trong việc dám thử ngay từ bước đầu, thay vì người ta hay nói: Thử và thất bại chứ đừng thất bại trong việc dám thử.

Suy nghĩ kiểu Startup = Không ra kết quả nghĩa là bị đuổi. Bảo đảm việc làm thường không phải là lý do người ta tham gia và khởi động một Startup. Và khi mọi người không sợ bị đuổi, họ sẽ cố thử mọi thứ và chấp nhận rủi ro. Trong nhiều trường hợp, họ buộc phải chấp nhận rủi ro để giữ việc.

Còn dưới đây là một ví dụ vui về một câu chuyện của nhân viên trong công ty lớn.

Có nhân viên trong công ty lớn không biết liệu sếp cô ấy muốn cô làm cái gì trong một dự án mà cô đang tham gia. Cô cảm thấy bế tắc và hỏi mọi người xung quanh xem cô nên làm gì. Sau đó, có người bảo: “Tại sao bạn không hỏi chính sếp mình?”

Câu chuyện nghe có vẻ buồn cười nhưng nó là chuyện hàng ngày ở các công ty lớn, khi họ sợ hãi việc trông yếu kém trước mặt sếp, hoặc tốn thời gian “không cần thiết” của sếp. Đó là ví dụ tuyệt vời khi kết quả không phải là ưu tiên hàng đầu, thay vào đó có một nỗi sợ bị nhìn nhận yếu kém trong mắt sếp.

Theo Ngọc Quân

Trí thức trẻ/CafeBiz

Trở lên trên