MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo động hàng ngoại gắn mác 'Made in Vietnam'

Xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, phân phối các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam” .

Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa có công văn gửi Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 các tỉnh thành phố đề nghị tăng cường kiểm tra xử lí vi phạm giả mạo nhãn mác “Made in Vietnam”.

Lý do thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh về tình trạng hàng hóa sản xuất từ nước ngoài, hàng giả, hàng nhái , giả mạo xuất xứ, nhãn mác “Made in Vietnam".

Trong đó tập trung nhóm mặt hàng tiêu dùng, thời trang... để gian lận thương mại, gây thất thu ngân sách nhà nước, ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất trong nước và thiệt hại cho người tiêu dùng.

Báo động hàng ngoại gắn mác Made in Vietnam - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng phát hiện nhiều hàng nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam .

Để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Văn phòng Thường trực đề nghị Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham mưu Trưởng ban chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung điều tra, rà soát, kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu, biên giới và nội địa kịp thời phát hiện, ngăn chặn hàng hóa tiêu dùng, thời trang... giả mạo xuất xứ, nhãn mác…

Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm như nhập lậu, phân phối, lưu thông trong thị trường nội địa các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài nhưng lại gắn nhãn mác “Made in Vietnam” để gian lận, đánh lừa người tiêu dùng trong nước.

Phát động toàn dân không bao che, tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ và tham gia tố giác các hành vi vi phạm.

Kịp thời tổng hợp tình hình, khó khăn, vướng mắc về Ban chỉ đạo 389 quốc gia qua Văn phòng Thường trực trước ngày 30/06/2019 để tổng hợp báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo 389 quốc gia.

Trước đó, Văn phòng chính phủ có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ về vấn đề trên. Theo đó, yêu cầu Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ quốc phòng, Bộ công an, Bộ tài chính, Bộ công thương và UBND các tỉnh Lạng Sơn; Lào Cai, Quảng Ninh có kế hoạch chỉ đạo ngăn chặn.

Theo Tú Uyên

Pháp luật TPHCM

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên