MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Báo Philippines ví Trung Quốc như "con thú bị thương": Nhiều chỉ số ở mức tồi tệ nhất trong lịch sử

11-11-2019 - 14:55 PM | Tài chính quốc tế

Báo Philippines đã chỉ ra những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang tổn thương đầy mình.

Báo Business Mirror (Philippines) mới đây vừa đăng tải một bài bình luận về thực trạng kinh tế Trung Quốc, trong đó cho rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hiện nay giống như một "con thú bị thương" vì nhiều lý do chủ quan và khách quan.

Sau đây là nội dung bài viết trên:

Năm 2017, chúng ta từng thấy bài viết có tiêu đề "Vốn FDI* của Trung Quốc sẽ thay đổi nền kinh tế toàn cầu" xuất hiện trên nhiều mặt báo. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 2 năm sau đó, điều chúng ta nhìn thấy là "Đầu tư trực tiếp vào nước ngoài của Trung Quốc giảm 9,6% trong năm 2018".

Quả thật, đến cuối năm 2017, các khoản đầu từ của Trung Quốc vào nước ngoài đã giảm 19% so với năm 2016.

Nói như vậy không có nghĩa là Trung Quốc đã ngừng đầu tư vào các dự án ở nước ngoài, nhưng có vẻ như họ đã giới hạn các đối tượng được nhận đầu tư của mình: đó phải là các dự án lớn, đắt đỏ, quan trọng, và đặc biệt là giúp Trung Quốc có được ảnh hưởng chính trị tại các quốc gia này.

Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng Trung Quốc đang có ý đồ thống trị thế giới thông qua chính sách "ngoại giao bẫy nợ". Thực tế, trong vòng 12 năm từ 2005-2017, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư 324 tỉ USD vào các nước châu Âu, chủ yếu tại Anh, Thụy Sĩ, Nga, Italia, Pháp và Đức. Số tiền này chiếm đến 31% tổng FDI của Trung Quốc tại nước ngoài.

Một khoản đầu tư lớn khác của Trung Quốc được dành cho châu Phi, nơi có khả năng cung cấp cho Trung Quốc các mặt hàng nông sản và khoáng sản. Đây là kết quả điều tra-phân tích từ 5 năm trước, nhưng có thể nó vẫn đúng trong thời điểm hiện tại.

Tuy nhiên, nếu chính sách ngoại giao bẫy nợ là động cơ thúc đẩy Trung Quốc cho châu Phi vay tiền, thì các quốc gia có tỉ lệ bệnh tật, nghèo đói và mù chữ cao nhất thế giới có thể đem đến cho Bắc Kinh điều gì? Phải chăng "ông lớn" châu Á này chưa biết tiêu tiền thông minh?

Hiện nay, Djibouti, Nigeria, Congo, Kyrgyzstan, Lào, Campuchia và Maldives là những quốc gia đang nợ Trung Quốc.

Xét đến kinh tế, Trung Quốc cũng đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Doanh số bán ô tô tại nước này đã tiếp tục sụt giảm trong tháng thứ 15 liên tiếp. So với cùng kì năm 2018, tổng doanh số bán ô tô giảm 5%. Thậm chí cả mặt hàng xe điện của nước này cũng đang gặp khó. Trong tháng 9 vừa qua, doanh số bán xe điện của Trung Quốc giảm 34%, sau khi đã giảm 16% trong tháng 8.

Chỉ Số Quản lý Sức mua Phi Sản Xuất của Trung Quốc hiện đang ở mức tồi tệ nhất kể từ năm 2009 (sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu). Tuy chỉ số sản xuất vẫn gia tăng, nhưng dường như họ chỉ đang sản xuất để "nhồi vào kho", bởi giá bán buôn cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng đã giảm 1,6% trong tháng 10, sau khi giảm 1,2% trong tháng 9 - ở ngưỡng thấp nhất kể từ giữa năm 2016.

Hơn nữa, giá bán hàng xuất khẩu của Trung Quốc thấp hơn 6,5% so với năm 2018. Do nhu cầu nội địa giảm sút. Trung Quốc đang phải bán phá giá các sản phẩm của mình ra nước ngoài với giá chiết khấu. Ngoài ra, tình trạng lạm phát thực phẩm tại Trung Quốc đang ở ngưỡng cao nhất kể từ năm 2011 do dịch tả lợn châu Phi. Giá thịt lợn móc hàm đã tăng 173% so với năm 2018.

Vậy tài chính của chính phủ Trung Quốc bị thiệt hại đến mức nào? Hiện nay nguồn dự trữ ngoại tệ của chính phủ Trung Quốc đã giảm 25% kể từ năm 2014. Nợ công và thâm hụt ngân sách so với GDP của nước này đang ở mức cao nhất - và tồi tệ nhất - trong lịch sử.

*FDI: Vốn Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài.

Theo Hồng Anh

Trí thức trẻ

Trở lên trên