MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự án Khu công viên lịch sử văn hóa – dân tộc TP.HCM: Gần 15 năm chưa thu hồi xong đất

04-07-2015 - 08:56 AM | Bất động sản

Khởi động từ năm 2001, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc Tp.HCM rộng hơn 400ha vẫn còn trống vắng. Hiện tại, còn 7 hộ dân nằm dọc xa lộ Hà Nội nhất quyết không di dời vì cơ

Tóm tắt

Đến nay, toàn bộ dự án chỉ mới hoàn thành đầu tư xây dựng Đền tưởng niệm các vua Hùng, một số khu vui chơi, các hạng mục lớn còn lại vẫn đang…bế tắc vì tiếp tục vướng mặt bằng và các vụ khiếu kiện liên quan đến đền bù giải tỏa kéo dài.


Năm 1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt đầu tư Làng Văn hóa Dân tộc Việt Nam, sau này đổi tên thành Dự án Khu Công viên lịch sử văn hóa – dân tộc Tp.HCM (CVLSVHDT) với tổng diện tích trên 408ha.

Ngay sau đấy, UBND Tp.HCM tiến hành các thủ tục cần thiết để triển khai dự án và giao Ban Quản lý Dự án Khu CVLSVHDT làm chủ đầu tư. Đến nay, toàn bộ dự án chỉ mới hoàn thành đầu tư xây dựng Đền tưởng niệm các vua Hùng, một số khu vui chơi, các hạng mục lớn còn lại vẫn đang…bế tắc vì tiếp tục vướng mặt bằng và các vụ khiếu kiện liên quan đến đền bù giải tỏa kéo dài.

Một số nhà đầu tư cho rằng ngay từ đầu quy mô của dự án được duyệt quá lớn, cả về số vốn đầu tư lẫn các hạng mục dự án đầu tư, trong khi năng lực của BQLDA thì có hạn nên dự án đã được nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, điều chỉnh tăng vốn đầu tư.

Ngoài ra, khu vực đất triển khai dự án đã đền bù giải tỏa hơn 300ha trong số 410ha nhưng vẫn còn 7 hộ nằm dọc mặt tiền xa lộ Hà Nội thuộc địa phận thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương chưa di dời. Nguyên nhân chính dẫn đến việc chậm trễ kéo dài này chung quy vẫn chính là…thiếu bản đồ quy hoạch chung của dự án theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tin quy hoạch về dự án đã không được các cấp liên quan công khai theo đúng quy định.

Trong đó, phải nói là hiện thời thành phố vẫn áp mức giá đền bù theo quyết định giao đất của Thủ tướng Chính phủ từ năm 1999.

Về điểm này, Luật sư Nguyễn Khắc Toản, Văn phòng luật sư Trương Thị Hòa, thuộc Đoàn Luật sư Tp.HCM, cho rằng hiện nay BQLDA và UBND sở tại vẫn còn rất “nhùng nhằng” trong việc xác định ranh giới diện tích đất của các hộ dân phải di dời giải tỏa, có lúc thì nói là diện tích đất thuộc quận 9 của Tp.HCM, có lúc thì cho rằng nó thuộc phần đất của thị xã Dĩ An mà không có căn cứ trên một bản đồ quy hoạch nào chính thống!

Luật sư Toản còn cho biết thêm do việc thiếu minh bạch trong thông tin quy hoạch đại dự án này đến nay công tác đền bù giải phóng mặt bằng cho các hộ trên đang rơi vào ngõ cụt.

“Chúng tôi đã quá mệt mỏi hàng chục năm nay. Đất này của chính chúng tôi mua bằng tiền của mình, có giấy tờ hẳn hoi và thực hiện đúng mọi thủ tục đóng thuế đất. Tuy nhiên, thành phố lại áp giá đền bù theo quy định cách đây gần 15 năm là không thể chấp nhận được. Diện tích đất hơn 3.000m2 của chúng tôi được đền bù có vài tỷ đồng, không đủ để mua nền tái định cư cho cả gia đình gồm 6 người”, bà Nguyễn Thị Tâm, một hộ dân tại quận 9 thuộc diện phải di dời, cho biết.

Thật vậy, đến “mục sở thị” toàn bộ diện tích xây dựng dự án công viên này, ngoài hạng mục khu di tích đền Hùng ra, một diện tích đất rộng lớn bên trong vẫn không có dấu hiệu gì cho thấy rằng ban quản lý dự án đang xây dựng. Phần lớn đất đều xanh cỏ, dê và bò được chăn thả đầy, đường đi lại quanh khu công viên bắt đầu xuống cấp, người dân tái lấn chiếm đất để sinh sống trở lại. Ngay phần mặt tiền của dự án, 7 hộ dân còn lại vẫn kinh doanh bình thường.

Một cán bộ của văn phòng quản lý khu công viên, cho biết hiện nay chỉ mới đầu tư hoàn thiện khu đền Hùng, nhưng du khách đến tham quan cũng khá vắng, chỉ vào dịp Giổ Tổ, còn lại chủ yếu là phục vụ cho đối tượng học sinh – sinh viên tham gia các chương trình về nguồn tại đây.

Cận cảnh công viên trống vắng

 

Con đường chính duy nhất dẫn vào khu công viên đang bắt đầu xuống cấp.

Con đường chính duy nhất dẫn vào khu công viên đang bắt đầu xuống cấp.

 

Vẫn còn một hộ dân chưa chấp thuận di dời, nằm án ngữ ngay lối chính ra vào khu công viên.

Vẫn còn một hộ dân chưa chấp thuận di dời, nằm án ngữ ngay lối chính ra vào khu công viên.

 

Khu tưởng niệm các vua Hùng cửa đóng then cài suốt ngày.

Khu tưởng niệm các vua Hùng cửa đóng then cài suốt ngày.

 

Một diện tích đất rất lớn bên trong dự án vẫn chưa được đầu tư xây dựng gì gần 15 năm nay.

Một diện tích đất rất lớn bên trong dự án vẫn chưa được đầu tư xây dựng gì gần 15 năm nay.

 

Một số hạng mục tiện ích như điện nước cũng bắt đầu hư hỏng qua thời gian.

Một số hạng mục tiện ích như điện nước cũng bắt đầu hư hỏng qua thời gian.

 

Khu vui chơi thể thao, trước đây là sân đua trâu, không một bóng người.

Khu vui chơi thể thao, trước đây là sân đua trâu, không một bóng người.

 

Nằm đối diện cổng chính khu tưởng niệm các vua Hùng là một nghĩa trang lớn vẫn chưa được di dời.

Nằm đối diện cổng chính khu tưởng niệm các vua Hùng là một nghĩa trang lớn vẫn chưa được di dời.

 

Dê được người dân chăn thả cả ngày bên trong khu dự án nhằm tận dụng nguồn cỏ xanh tươi tốt ở đây.

Dê được người dân chăn thả cả ngày bên trong khu dự án nhằm tận dụng nguồn cỏ xanh tươi tốt ở đây.

 

Hoạt động kinh doanh của 7 hộ dân trước khu công viên vẫn diễn ra rất bình thường.

Hoạt động kinh doanh của 7 hộ dân trước khu công viên vẫn diễn ra rất bình thường.

 

Bao quanh toan bộ diện tích hơn 400ha của dự án là cây cỏ. Một số hộ dân bát đầu lấn chiếm đất xây nhà dọc rìa dự án.

Bao quanh toan bộ diện tích hơn 400ha của dự án là cây cỏ. Một số hộ dân bát đầu lấn chiếm đất xây nhà dọc rìa dự án.

Đăng Khải

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên