MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những dự án giao thông “đình đám” sẽ hoàn thành năm 2016

10-02-2016 - 10:21 AM | Bất động sản

Chỉ tính riêng trong tháng 1/2016, ngành giao thông đã hoàn thành và đưa vào khai thác 2 dự án giao thông lớn.

Năm 2016 đã và sẽ có nhiều dự án giao thông lớn được hoàn thành và đưa vào khai thác. Trong số này, Đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông; Dự án mở rộng sân bay Đà Nẵng… là 2 dự án khiến Tư lệnh ngành giao thông - Bộ trưởng Đinh La Thăng phải liên tục đưa ra các chỉ đạo quyết liệt.

Cao tốc Hà Nội - Bắc Giang

Đầu năm 2016, ngành giao thông đã “trình làng” tin vui: Lễ thông xe Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang được tổ chức vào ngày 3/1/2016, tại TP Bắc Giang.

Dự án theo hình thức hợp đồng BOT này là phân đoạn trong tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn có chiều dài 45,8 Km, đi qua 3 tỉnh thành Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang. Với vận tốc thiết kế 100km/h thì đoạn đường từ Hà Nội đi Bắc Giang đã được rút ngắn chỉ còn khoảng 45 phút.

Cầu đường sắt Sông Bồ mới được khánh thành trong dự án 44 cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM.
Cầu đường sắt Sông Bồ mới được khánh thành trong dự án 44 cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP HCM.

Đồng thời, dự án cũng sẽ rút ngắn hành trình cho các đoàn tàu trên tuyến, khi một số nút giao đồng mức đã được xoá bỏ, đảm bảo an toàn trong quá trình đi lại hai bên đường sắt của người dân địa phương.

Dự án Hầm Đèo Cả

Dự án hầm đường bộ Đèo Cả có tổng chiều dài 13,4km, được thiết kế 4 làn xe (mỗi làn rộng 3,75m) nằm trên Quốc lộ 1A nối hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Trong đó, hầm Đèo Cả dài 3.900 mét, hầm Cổ Mã dài 500 mét, đường dẫn và các cầu trên tuyến dài 9km.

Khi hầm đèo Cả hoàn thành, quãng đường qua đèo sẽ giảm 1/2, thời gian qua đèo giảm 1/4, chịu được trọng tải lớn và an toàn cho các loại phương tiện giao thông.

Dự án mở rộng nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng sẽ hoàn thành trong quý I/2017.
Dự án mở rộng nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng sẽ hoàn thành trong quý I/2017.

Dự án mở rộng nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng có tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng. Vị trí nhà ga quốc tế mới được đề xuất nằm bên phải nhà ga hiện hữu, trên phần đất nhà ga cũ và nhà ga hàng hóa cùng một số công trình khác của sân bay Đà Nẵng. Nhà ga mới có tổng diện tích khoảng 40.000m2 sàn, có sân đỗ đồng bộ để đáp ứng công suất 4 triệu hành khách/năm.

Khẳng định đây là dự án hết sức cấp bách, cần phải được triển khai và hoàn thành sớm, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chỉ đạo chủ đầu tư phải khẩn trương tiến hành các bước tiếp theo để hoàn thành dự án trong quý I/2017.

Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Đây là dự án gây nhiều tranh cãi từ thiết kế - độ dốc, sự cố trong quá trình thi công tới việc đội vốn “khủng”. Dự án do Tổng thầu Trung Quốc thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC, có hồ sơ thiết kế do tư vấn là Công ty TNHH Tổng viện nghiên cứu thiết kế xây dựng đô thị Bắc Kinh lập, đã được tư vấn thẩm tra là Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải - TEDI và chủ đầu tư là Bộ GTVT phê duyệt hồ sơ thiết kế.

Tuyến đường sắt đi trên cao dài 13 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435 mm với 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu depot rộng 19,6 ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc bình quân khai thác 35 km/h.

<img id="img_98397" data-cke-saved-src="http://cafef.mediacdn.vn/2016/5-a3-clje-1455074256609.jpg" src="http://cafef.mediacdn.vn/2016/5-a3-clje-1455074256609.jpg" photoid="img_98397" rel="http://cafef.mediacdn.vn/2016/5-a3-clje-1455074256609.jpg" type="photo" alt="nhung du an giao thong " dinh="" dam"="" se="" hoan="" thanh="" nam="" 2016="" hinh="" 4"="" title="những dự án giao thông " đình="" đám"="" sẽ="" hoàn="" thành="" năm="" hình="" contenteditable="false">
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành cuối năm 20116.

Tổng mức đầu tư ban đầu của Dự án đã được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008 là gần 8.800 tỷ đồng tương đương 553 triệu USD. Trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Trung Quốc là 1,2 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 169 triệu USD) với lãi suất 3%/năm và vốn vay ưu đãi bên mua cũng của nước này là 250 triệu USD (lãi suất 4%/năm). Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là gần 134 triệu USD.

Đến thời điểm này, dự án phải điều chỉnh vốn rất lớn với tính toán của tư vấn TEDI, được Viện Kinh tế Xây dựng – Bộ Xây dựng thẩm tra là 868 triệu USD, tăng 315 triệu USD, tức là tăng gần 1,6 lần so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Phần lớn trong tổng số tiền vốn bị “vống” lên của dự án (248/315 triệu USD) nằm ở các chi phí thuộc hợp đồng với tổng thầu EPC (Trung Quốc).

Đến cuối năm 2015, theo báo cáo, dự án đã hoàn thành gần 70% khối lượng. Ban quản lý dự án Đường sắt đã đưa ra tiến độ hoàn thành phần xây lắp dự án trước 30/6/2016 (trừ ga Cát Linh và một phần khu depot) để ngày 30/9/2016 bắt đầu căn chỉnh, chạy thử đồng bộ, đảm bảo hoàn thành toàn bộ các hạng mục của dự án trước ngày 31/12/2016 và đưa vào vận hành khai thác từ Quý I/2017.

Để có được điều này, Bộ GTVT đã phải liên tục rà soát, kiên quyết thay thế các Nhà thầu phụ yếu kém về năng lực, kinh nghiệm đang tham gia thực hiện Dự án để bổ sung, thay thế bằng các Nhà thầu phụ có năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo chất lượng, tiến độ thi công.

Bộ GTVT còn buộc lãnh đạo của Tổng thầu Trung Quốc sang Việt Nam để trực tiếp điều hành Dự án. Hiện nay, Tổng thầu EPC đã cử một Phó Tổng Giám đốc sang Việt Nam để trực tiếp điều hành và đã bổ sung thêm 2 công ty con sang Việt Nam để tham gia thi công.

Lãnh dạo Bộ GTVT cũng đồng thời yêu cầu Tổng thầu phải kịp thời thanh toán khối lượng hoàn thành cho các Nhà thầu phụ để đảm bảo năng lực tài chính cho các đơn vị tham gia thực hiện Dự án./.

Theo Ngô Quỳnh

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên