MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bật mí con số phát triển ấn tượng, COO GoViet lạc quan về sự phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam

10-01-2020 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Là một doanh nghiệp tiêu biểu cho mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam, GoViet hiểu rõ tầm quan trọng cũng như sứ mệnh của mình. Chia sẻ về chặng đường 1 năm hoạt động, ông Phùng Tuấn Đức - COO GoViet đầy lạc quan khi nói về sự phát triển của GoViet hiện nay.

Hơn một năm sau khi ra mắt tại thị trường Việt Nam, GoViet đã có sự tăng trưởng như thế nào?

Bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam từ tháng 8 năm 2018, đến nay GoViet đã đạt một số thành tựu ngoài mong đợi. Chúng tôi đã cán mốc 115 triệu chuyến xe ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giúp kết nối người dùng với 80 nghìn nhà hàng trên GoFood. Đó là thành quả đến từ sự tâm huyết của đội ngũ cán bộ GoViet và gần 150.000 đối tác tài xế trong hệ thống.

Nhưng quan trọng hơn là những tác động xã hội tích cực mà chúng tôi luôn đặt làm trọng tâm. GoViet đang hỗ trợ các cửa hàng, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh trong ngành hàng ẩm thực với cơ hội tăng trưởng doanh thu. Có những nhà hàng tăng trưởng doanh thu 300% mỗi tháng từ khi lên GoFood. Bên cạnh đó, trung bình mỗi tháng tài xế toàn thời gian của GoViet có thu nhập khoảng 12 triệu đến 20 triệu. Đây là nguồn thu đáng kể đối với tài xế xe 2 bánh so với trước kia khi họ chưa tham gia nền tảng gọi xe.

Là một doanh nghiệp hoạt động khá tích cực ở mô hình kinh tế chia sẻ, GoViet thấy có những thuận lợi và khó khăn lớn nào còn tồn tại ở thị trường Việt Nam đối với loại hình này?

Việt Nam có thế mạnh là quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất Đông Nam Á, dân số trẻ với 40% dân số dưới 25 tuổi, 64 triệu người sử dụng internet được xem là thị trường nhiều tiềm năng và đang ở giai đoạn phát triển mạnh của mô hình kinh tế chia sẻ.

Mô hình kinh tế này, theo tôi, sẽ giúp thị trường cạnh tranh hơn và đa dạng loại hình dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người lao động. Thông qua mô hình này, GoViet đã và đang hỗ trợ gần 150.000 tài xế, giúp họ nâng cao thu nhập, tiết kiệm tài nguyên, tận dụng tối đa công suất tài sản dư thừa.

Trong lĩnh vực gọi xe công nghệ, khó khăn lớn nhất có thể nói đến từ sự thay đổi nhanh chóng của thị trường cũng như công nghệ. Nhu cầu của người dùng thay đổi liên tục và để đáp ứng được nhu cầu đa dạng đó, khả năng thích ứng cùng với năng lực công nghệ sáng tạo và sự tuân thủ minh bạch trong kinh doanh của doanh nghiệp luôn là điểm mấu chốt, và chúng tôi xem điều này như kim chỉ nam định hướng cho các hoạt động tại GoViet.

Bật mí con số phát triển ấn tượng, COO GoViet lạc quan về sự phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Phùng Tuấn Đức, Giám đốc Vận hành GoViet

Kế hoạch phát triển và mở rộng tại thị trường Việt Nam của GoViet năm 2020 sẽ xoay quanh các mục tiêu trọng tâm nào?

GoViet là một công ty thuộc Tập đoàn Gojek - Siêu kỳ lân Châu Á, được ra đời với sứ mệnh: Phục vụ các nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng và mang lại những tác động xã hội tích cực. Trong năm 2020, GoViet sẽ tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ của mình, đồng thời tiếp tục mang lại cơ hội tăng trưởng doanh thu cho các đối tác.

Để thực hiện điều đó, chúng tôi dựa trên 3 nền tảng dịch vụ chính: Dịch vụ vận tải, Giao nhận thực phẩm và Thanh toán trực tuyến, với những nguyên tắc tập trung vào sự phát triển bền vững và trải nghiệm khách hàng. Về phía người dùng, trọng tâm lớn nhất của GoViet là mở rộng các loại hình dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với các sản phẩm hiện có, GoViet sẽ duy trì và củng cố vị thế hàng đầu trên thị trường về trải nghiệm người dùng qua số lượng món ăn và nhà hàng, dịch vụ chất lượng cao, an toàn và tin cậy, cùng các tính năng ưu việt. Về phía đối tác, chúng tôi sẽ tiếp tục mang lại nhiều cơ hội tăng trưởng thu nhập cũng như nhiều sáng kiến về công cụ, tính năng để cải thiện năng suất cũng như điều kiện làm việc và kinh doanh.

Kỳ vọng của Go-Viet về việc thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam?

Mô hình kinh tế chia sẻ là mô hình hoạt động khá mới nhưng có tốc độ phát triển rất nhanh tại thị trường Việt Nam. Việc hoàn thiện các cơ chế, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm đảm bảo khung pháp lý về đầu tư, kinh doanh và thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam đang được triển khai.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ với nhiều giải pháp. Trong đó đặt mục tiêu đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh tế chia sẻ và truyền thống; đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mô hình kinh tế chia sẻ cũng như khuyến khích đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ số và phát triển nền kinh tế số.

Bật mí con số phát triển ấn tượng, COO GoViet lạc quan về sự phát triển mô hình kinh tế chia sẻ tại Việt Nam - Ảnh 2.

GoViet luôn hướng đến xây dựng một cộng đồng tài xế văn minh và chú trọng trải nghiệm của người dùng.

Việc đảm bảo cho các hoạt động kinh tế hợp pháp được phát triển trong đó có các hoạt động kinh tế chia sẻ là điều cần thiết và chúng tôi luôn đề cao những chính sách hỗ trợ tính minh bạch trong hoạt động của các bên tham gia, cũng như nâng cao nhận thức của các bên liên quan và người dân về mô hình kinh tế chia sẻ.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên