MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Biến "Cup vô địch" thành "Cup bi kịch": Bác sĩ cảnh báo nhiều người tử vong vì xem bóng đá

19-06-2018 - 09:16 AM | Sống

Việc ăn ngủ cùng bóng đá là chuyện bình thường của người hâm mộ. Nhưng bạn cần biết lựa sức của mình trước việc quyết định xem hay không. Bác sĩ cảnh báo 7 nhóm người nên cẩn thận.

Có một lời nói ví von nhưng đã trở thành phổ biến ở Trung Quốc "Cup vô địch thế giới" là Cup "bi kịch" thế giới. Trong tiếng Trung Quốc, chữ Cup có cùng âm đọc với chữ Bi (có nghĩa là bi kịch, buồn, bi thương) và điều này không còn là lời cảnh báo, nó đã là một thực tế phũ phàng.

Do thức khuya trong nhiều đêm liền để xem bóng đá, thậm chí trong một đêm lại xem nhiều trận, một số người hâm mộ bóng đá Trung Quốc đã bị lên cơm đau tim (theo nghĩa đen của từ này) và tử vong sau khi xem bóng đá.

Nhớ lại mùa World Cup trước (2014), ông Lý Minh Cường, 51 tuổi, người Đại Liên (TQ) trong khi đang xem bóng đá, cảm xúc dâng trào lên theo các tình huống diễn ra trên sân, ông đã bị lên cơn đau tim đột ngột. Sau khi cấp cứu không thành công, ông đã tử vong vào ngày hôm sau.

Trường hợp khác là 1 nam thanh niên (giấu tên) 25 tuổi người Tô Châu (TQ), trong khi xem bóng đá cũng đã bị tử vong do đột quỵ.

Đây là 2 trong rất nhiều ví dụ về mặt trái của việc "mê" bóng đá quá mức. Các chuyên gia cảnh báo, khi xem bóng đá, bạn phải biết lựa sức mình. Khỏe đến đâu xem đến đó, không nên thức khuya triền miên xem từ trận này đến trận khác.

Biến Cup vô địch thành Cup bi kịch: Bác sĩ cảnh báo nhiều người tử vong vì xem bóng đá - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Cảnh báo: Tử vong vì lên cơn đau tim khi xem bóng đá

Chuyện này xảy ra ở Trung Quốc, một đất nước mà báo chí phương Tây nói rằng có rất nhiều "fan cuồng" bóng đá.

Một tờ báo tin tức thể thao hàng ngày của Tây Ban Nha còn bình luận rằng "tình yêu của những fan cuồng Trung Quốc đối với bóng đá giống như là sự phát điên. Bởi có những người sẵn sàng bỏ toàn bộ thời gian nghỉ ngơi cuối tuần chỉ để xem bóng đá. Thậm chí có nhiều người thức trắng nhiều đêm liền không ngủ. Trường hợp cá biệt, thức thâu đêm xem bóng đá dẫn đến đột tử".

Rất tiếc, các trường hợp "cá biệt" như nêu ở trên đã xảy ra càng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây.

Có câu nói rằng, chỉ nên vui thôi, đừng nên vui quá. Đang vào mùa bóng đá, bạn hãy nhớ lại câu chuyện xảy ra vào mùa bóng trước trên tờ Đại Liên buổi tối (Dalian Evening News). Vào ngày 14/6 của mùa bóng trước, ông Cường đã rủ bạn của mình cùng xem đá bóng.

Do các cầu thủ tấn công quá dũng mãnh, trận đấu diễn ra vô cùng kịch tính, vốn là một người mắc bệnh tim nên ông Cường bắt đầu thấy các triệu chứng khó chịu.

Khi tình hình sức khỏe có vẻ đáng lo ngại, người bạn cùng xem với ông đã gọi điện thoại đến số máy cấp cứu. Mặc dù đã được các y bác sĩ cấp cứu nhanh chóng sau đó, nhưng ông Cường gần như đã chết lâm sàng, tử vong sau đó.

Trường hợp người thanh niên giấu tên ở Hoàng Kiều, Tương Thành, Tô Châu (TQ) cũng xảy ra sự cố tương tự như vậy. Nghe hàng xóm của anh này kể lại, khoảng 7 giờ, mọi người nhìn thấy máy tính vẫn đang bật chương trình bóng đá, nhưng anh ấy thì nằm yên bất động.

Người nhà vốn nghĩ rằng anh ta đang ngủ, nhưng sau đó thấy yên tĩnh bất thường thì đến gần quan sát, phát hiện thấy hầu như không còn thở. Mặc dù đã ngay lập tức gọi dịch vụ cấp cứu, nhưng khi gặp được bác sĩ thì sinh mệnh đã không còn, đã bị bỏ lỡ thời gian cấp cứu hiệu quả.

Biến Cup vô địch thành Cup bi kịch: Bác sĩ cảnh báo nhiều người tử vong vì xem bóng đá - Ảnh 2.

(Ảnh minh họa)

Có những người hâm mộ thậm chí xem liên tục 3 trận bóng rồi lập tức đi làm

Theo một tư liệu thống kê của hệ thống y tế Đức, trong mùa bóng World Cup, hoặc Cup châu Âu, số ca nhập viện do bệnh tim ở bệnh nhân tim mạch tăng cục bộ đáng kể. Một trong những nguyên nhân chính gây ra sự căng thẳng cường độ cao chính là sở thích bóng đá quá mức.

Đối với người hâm mộ Trung Quốc, sự chênh lệch múi giờ dẫn đến sự khác biệt về thời gian diễn ra các trận đấu được họ xem là một "nỗi đau" không thể thay đổi. Thời gian diễn ra các trận đấu World Cup cũng tương tự như vậy. Mỗi ngày đêm có tới vài ba trận đấu liên tiếp, nhiều người xem xong là quay lại lịch đi làm.

Theo các chuyên gia sức khỏe, vì sự chênh lệch múi giờ, nhiều người thức khuya xem bóng đá đã bỏ qua thời gian ngủ tốt nhất. Không những thế, họ còn uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn đồ ăn vặt gồm những thực phẩm "rác", những điều này sẽ làm tăng gánh nặng cho tim.

Những bệnh nhân bị cao huyết áp và bệnh tim mạch có nhiều khả năng bị tái phát, nhức đầu và tức ngực, và đe dọa tính mạng.

Bác sĩ Dương Tiểu Sảnh, Trưởng khoa Nội Cấp cứu, Bệnh viện Nhân Dân Tương Thành, Tô Châu (TQ) nhấn mạnh, nếu bạn thức khuya xem bóng đá, nhất định trước đó phải dành thời gian nghỉ ngơi và tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm cay.

Sau khi xem xong trận đấu, nhất định phải nên ngủ một giấc ngắn. Hễ cơ thể có triệu chứng khó chịu dù chỉ một chút, cần phải quan sát cẩn thận, trong trường hợp nghi ngờ cần phải đi khám bác sĩ.

Những người có bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, tiểu đường , suy nhược thần kinh, mệt mỏi, trẻ em, người trên 60 tuổi được khuyên là cố gắng không nên thức khuya xem bóng đá. 7 nhóm người vừa kể ở đây là đối tượng nhạy cảm vì sức khỏe không đủ tốt để đảm bảo an toàn sau mỗi trận đấu đêm khuya.

*Theo Health/Sohu

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên