MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bloomberg: Sản xuất toàn châu Á hồi phục, PMI Việt Nam "nhảy" từ 50 lên 51, Thái Lan giảm xuống còn 49,3

Chỉ số PMI hồi phục của các quốc gia châu Á một phần đến từ sự gia tăng nhu cầu điện tử liên quan đến các sản phẩm điện thoại thông minh và ô tô mới ra mắt.

Trong khi các chỉ số quản lý mua hàng của Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia và Indonesia tăng nhẹ, tất cả họ đều không vượt qua được ngưỡng 50 50, dữ liệu từ IHS Markit ngày 2/12 cho thấy. Đài Loan giữ ổn định ở mức 49,8, trong khi Thái Lan giảm xuống 49,3.

PMI sản xuất của Ấn Độ đã tăng từ mức thấp nhất trong vòng hai năm - 50,6 tháng trước lên 51,2, báo hiệu động lực trong sản xuất. PMI của Việt Nam tăng cao, từ 50 lên 51, cho thấy những nỗ lực điều hòa cán cân thương mại vừa qua có thể đi đúng hướng.

Phần lớn các quốc gia, chỉ số này có dấu hiệu tốt hơn là do hiệu suất của Trung Quốc được cải thiện trong tháng. Chỉ số Caixin - vốn có trọng số hơn đối với các công ty sản xuất tư nhân của Trung Quốc - đã tăng từ 51,7 lên 51,8.

Tin tức cuối tuần trước cho biết rằng chỉ số quản lý mua hàng sản xuất chính thức của Trung Quốc đã tăng lên 50,2, lần đầu tiên vượt qua ngưỡng 50 kể từ tháng Tư.

"Trung Quốc là nhà nhập khẩu lớn của hầu hết các quốc gia trong khu vực châu Á", ông Alex Alex Holmes, một nhà kinh tế tại Capital Economics Ltd. tại Singapore, đã viết trong một ghi chú. "Mặc dù chúng tôi vẫn nghi ngờ rằng liệu chỉ số PMI Caixin có phản ánh đúng tình hình hay không, nhưng sự cải thiện đồng bộ trong dữ liệu khảo sát đã chỉ ra sự tăng trưởng ở Trung Quốc vào tháng trước, mang lại hy vọng cho các quốc gia có ngành công nghiệp định hướng xuất khẩu ở phần còn lại của khu vực". 

Trong khi các công ty Nhật Bản tăng chi tiêu vốn thì tại Hàn Quốc - nền kinh tế phụ thuộc lớn vào thương mại - nhu cầu xuất khẩu tiếp tục giảm. Các lô hàng đã giảm 14,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ, mức giảm hai chữ số liên tiếp lần thứ sáu, dữ liệu từ Bộ thương mại cho thấy vào Chủ nhật.

Chỉ số PMI hồi phục của các quốc gia châu Á một phần đến từ sự gia tăng nhu cầu điện tử liên quan đến các sản phẩm điện thoại thông minh và ô tô mới ra mắt.

"Tại Nhật Bản, các nhà máy vẫn bị ảnh hưởng bởi nhu cầu suy giảm", theo Joe Hayes, một nhà kinh tế tại IHS Markit.

"Các đơn đặt hàng nhập khẩu đang giảm ở tốc độ nhanh nhất kể từ giữa năm nay, trong bối cảnh các điểm đến thương mại quan trọng, cụ thể là Trung Quốc đang suy thoái", ông Joe Hayes đã viết trong một báo cáo. "Chủ yếu, tình hình bây giờ sẽ phụ thuộc vào cách các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc diễn ra như thế nào và việc duy trì tăng trưởng ở Trung Quốc được tiến hành ra sao".

"Vẫn còn rất nhiều thách thức", ông Chang Shu, chuyên gia kinh tế châu Á của Bloomberg Economics nói. "Sự ổn định còn phụ thuộc vào việc Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận 'giai đoạn một' hay không".

Hoàng An

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên