MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Công Thương bỏ một thủ tục, doanh nghiệp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Trong hội nghị Chính phủ với các địa phương diễn ra hôm nay (28/12), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đưa ra ví dụ về việc bãi bỏ quy định kiểm tra hàm lượng fomaldehyte trong vải và quy định trong khai báo hóa chất của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng và hàng vạn ngày công cho doanh nghiệp.

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 6.000 doanh nghiệp (DN) dệt may trong khi một DN quy mô vừa và lớn tốn vài trăm triệu đến 2 - 3 tỉ đồng/năm cho kiểm tra hàm lượng formaldehyt; ước tính toàn ngành phải chi trả cho kiểm tra chuyên ngành tối thiểu 3.000 tỉ đồng/năm.

Việc bãi bỏ quy định này của Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đem đến kết quả lớn trong ngành dệt may. Đây là một ví dụ điển hình mà Phó thủ tướng đã đưa ra nhằm đề cấp đến vấn đề về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam và cũng là ví dụ điển hình về vai trò của người đứng đầu trong thực hiện cải cách

Trong phiên họp, Phó Thủ tướng đã đề cập đến vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh mà bản chất là xoay quanh các vấn đề về cải cách thủ tục hành chính, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến… Về tổ chức thực hiện, Phó Thủ tướng nhấn mạnh trách nhiệm của Bộ KH&ĐT trong cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa ra các mục tiêu hết sức cụ thể trong việc nâng cao thứ hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam tiêu biểu như: thủ tục cấp phép xây dựng phải rút ngắn thêm 30 ngày từ 166 ngày, thời gian giải quyết tranh chấp phải rút ngắn còn 300 ngày, khởi sự kinh doanh phải từ vị trí 121 xuống 60…

Trong phiên họp, Phó thủ tướng còn nêu ra các vấn đề huy động các hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào trong tăng cường cơ chế, giám sát, đánh giá độc lập, đặc biệt cần tăng cường đầu mối tiếp nhận kiến nghị của doanh nghiệp ở Cổng thông tin điện tử Chính Phủ, Bộ KH&CN, Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam.

Phó thủ tướng đưa ra nhận định: “Ở đây có câu chuyện rất thật là doanh nghiệp có nhiều bức xúc nhưng ngại kiến nghị, phản ánh vì sợ lộ danh tính, bị định kiến của cán bộ tại chỗ. Vì vậy cần có thể chế để tiếp thu kiến nghị nhưng giữ kín danh tính của DN ở bên dưới”.

Bùi Liên

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên