MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bức tranh dầu mỏ sáng khắp mọi nơi

17-02-2018 - 07:32 AM | Thị trường

Những yếu tố khác, như các vấn đề chính trị ở Nigeria và tình hình sản xuất của Venezuela, càng cho thấy tương lai giá dầu sẽ còn sán lạn hơn nữa.

Trong bức tranh thị trường dầu mỏ, hầu hết các nơi đều cho thấy sự cải thiện, ở cả Mỹ và các thị trường khác. Số liệu từ OPEC và IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế), cũng như các số liệu công bố hàng tuần từ EIA (Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ) đều có chung kịch bản là dự trữ dầu thô sẽ giảm. Xu hướng này có thể sẽ tiếp tục tác động tích cực dài hạn tới các nhà đầu tư.

Yếu tố OPEC trong năm 2018

Bảng số liệu dưới đây cho thấy tổng sản lượng dầu của OPEC trong tháng 12 và các thời điểm khác. Sản lượng của khối đã tăng lên, từ mức 32,373 triệu thùn/ngày trong tháng 11/2017 lên 32,416 triệu thùng/ngày trong tháng 12, chủ yếu bởi sản lượng tăng ở Nigerria (tăng 75,7 nghìn thùng/ngày), và hiện vẫn đang tăng. Angola và Algeria cũng thoong báo sản lượng tăng đáng kể, thêm lần lượt 44,8 nghìn thùng/ngày và 30,3 nghìn thùng/ngày. Song những đe dọa từ nhóm chiến binh Niger Delta Avengers đặt ra câu hỏi: "Liệu sản lượng của Nigeria có tiếp tục tăng nữa hay không?’.

Bức tranh dầu mỏ sáng khắp mọi nơi - Ảnh 1.

Bức tranh dầu mỏ toàn cầu không phải hoàn toàn phụ thuộc vào OPEC, nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều. Mặc dù có tin OPEC có thể kết thúc thỏa thuận cắt giảm sản xuất vào giữa năm nay chứ không phải cuối năm, không có kịch bản giả định nào cho rằng thị trường có thể hoàn toàn cân bằng. Do đó, dự báo sản lượng của nhóm trong năm 2018 sẽ tương tự như ở tháng 12/2017, nếu có khác chăng sẽ chỉ là khả năng sản lượng của Venezulela sẽ tiếp tục giảm.

Bức tranh dầu mỏ sáng khắp mọi nơi - Ảnh 2.

Tuy nhiên, nếu chúng ta giả định rằng sản lượng của OPEC vẫn không đổi mặc dù yếu tố rủi ro (là Venezuela), bức tranh năm 2018 vẫn rất sáng. Bảng trên chứng minh điều đó. Ngay cả dự báo tồn trữ dầu toàn cầu tăng 47,7 triệu thùng/ngày vào quý I/2018, nhu cầu tăng mạnh thêm 1,53 triệu thùng/ngày (thấp hơn chút ít so với mức tăng 1,57 triệu thùng/ngày của năm 2017) thì sẽ vẫn dẫn tới thiếu hụt tổng cộng 244,55 triệu thùng trong năm 2018, cao hơn nhiều so với mức thiếu hụt 182,5 triệu thùng của năm 2017.

Theo dõi các số liệu về tồn trữ cho thấy đã có sự cải thiện đáng kể từ cuối quý I/2017. Nếu số liệu ước tính của OPEC là chính xác thì tồn trữ tại các nước OECD ở thời điểm quý III/2017 là 2,980 tỷ thùng. Mặc dù con số này không thay đổi nhiều so với cuối năm 2016, nhưng đã giảm 52 triệu thùng so với quý I/2017. Dự trữ dầu trên biển giảm thêm 46 triệu thùng trong khoảng thời gian đó, đưa tổng dự trữ dầu trên biển và của OECD giảm tất cả 98 triêu thùng chỉ trong vòng 6 tháng.

Yếu tố OECD khả quan

OPEC không công bố số liệu về OECD trong thời gian gần đây, nhưng IEA lại có số liệu này.

Theo IEA, dự trữ dầu của OECD giảm 17,9 triệu thùng trong tháng 11, và ước tính giảm thêm 42,7 triệu thùng trong tháng 12 (theo thống kê sơ bộ), cho thấy bức tranh quý IV/2017 nguồn cung đã thắt chặt. Nếu số liệu chính thức cũng là như vậy thi có nghĩa dự trữ đã giảm xuống còn 2,879 tỷ thùng, chỉ còn cao hơn khoảng 200 triệu thùng so với thời điểm trước giai đoạn thị trường "bùng nổ" dư thừa.

Trong báo cáo hàng tháng, IEA cho biết, mặc dù sản lượng của các nước ngoài OPEC dự báo sẽ tăng lên 1,8 triệu thùng/ngày, cao hơn 0,7 triệu thùng/ngày so với năm 2017, nhưng nhìn chung năm 2018 thị trường sẽ tương đối cân bằng, với nguồn cung nửa đầu năm dư thừa chút ít nhưng nửa cuối năm sẽ thiếu hụt. Tuy nhiên, IEA thận trọng chú thích thêm rằng đó là trong trường hợp sản lượng của OPEC (cũng như các nước thuộc OPEC nhưng không nằm trong diện tham gia thỏa thuận cắt giảm sản lượng) không thay đổi. Theo IEA, Venezuela là một "ẩn số" lớn.

Dự trữ của Mỹ cũng giảm

Báo cáo hàng tuần do EIA vừa công bố càng chứng tỏ giới đầu tư có thể yên tâm lạc quan về thị trường dầu mỏ. Theo EIA, dự trữ dầu thô của Mỹ trong tuần qua giảm 6,8 triệu thùng xuống còn 412,7 triệu thùng. Nếu so với cùng thời điểm năm 2017 thì con số đó thấp hơn 72,8 triệu thùng. Tổng dự trữ (dầu thô và các sản phẩm dầu lọc) giảm 13,8 triệu thùng trong tuần qua xuống 1,2059 tỷ thùng (thấp hơn 127,4 triệu thùng so với cùng kỳ năm trước), trong đó kho dự trữ dầu chiến lược giảm 30,8 triệu thùng.

Mặc dù thị trường luôn ẩn chứa rủi ro, nhưng có vẻ như thời điểm mà các nhà đầu tư chờ đợi đang đến gần: Thị trường dầu đang tiến tới thắt chặt nguồn cung và tiềm năng giá sẽ còn tăng thêm nữa. Nhu cầu dầu toàn cầu tăng mạnh và nỗ lực của OPEC đã giúp nguồn cung vơi dần.

Vân Chi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên