MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các nhà đầu tư “rót vốn” vào kinh doanh ở Long An

Nổi bật trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An đang dẫn đầu các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển công nghiệp được đặt lên hàng đầu.

Sự chuyển mình trong phát triển kinh tế - xã hội

Bước vào năm 2017, 4 năm sau thời điểm Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội chính thức được triển khai, Long An có những bước chuyển đáng ghi nhận. Đặc biệt, thông qua những con số cụ thể khẳng định năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư của tỉnh luôn được cải thiện nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp trên địa bàn: chỉ số PCI của tỉnh Long An xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố; xếp thứ 2/13 tỉnh, thành phố Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, sau tỉnh Đồng Tháp.

Sau các thành tựu phát triển, tỉnh Long An tiếp tục đặt ra mục tiêu quy hoạch phát triển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1439/QĐ-TTg ngày 03/10/2012. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012 - 2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012 - 2020 tăng 13%/năm.

Nhận diện tiềm năng của “điểm nóng” đầu tư

Với “hạt nhân” là các Khu công nghiệp dần được định hình hoàn chỉnh, Long An được nhiều nhà đầu tư đặt kỳ vọng đổ vốn vào phát triển. Trong đó, Khu công nghiệp Thái Hòa trở thành “điểm nóng” đầy tiềm năng với những thuận lợi riêng biệt dành cho các nhà kinh doanh.

Hoạt động từ năm 2004, tại đây đã tập trung đa dạng các ngành công nghiệp như: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, điện - điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí… Đặc biệt, các doanh nghiệp đến từ nhiều quốc gia cùng hoạt động tại đây, tạo điều kiện cho việc giao lưu học hỏi các kinh nghiệm hữu ích giữa các nhà đầu tư, hợp tác trao đổi thông tin, tạo thành một cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Về hệ thống giao thông, đường vào KCN Thái Hòa có 2 tuyến chính: Ðường Thầy Cai đi dọc theo kênh, ngang đầu KCN và đường 36m (còn gọi là đường Đức Hòa) đi giữa KCN. Tuyến đường 36m đã giúp rút ngắn khoảng cách giữa KCN và Sài Gòn, gần hơn 8km so với việc đi theo đại lộ Xuyên Á (Quốc lộ 22). Trong nội bộ, KCN có 4 trục đường chính và 7 đường ngang, hệ thống hình bàn cờ thuận tiện cho việc giao thông trong KCN...

Hệ thống điện quốc gia được cung cấp từ 3 trạm: Trạm biến áp 100KV Đức Lập có công suất 63x2 MVA, trạm biến áp Đức Huệ có công suất 63 MVA và trạm 220/110 KV Đức Hòa II có công suất 63 MVA (cách KCN 2 km). Hệ thống nước sạch do công ty Phú Mỹ Vinh cung cấp với công suất 15.000 m3/ngày đêm. Hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn QCVN 40-2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về nước thải công nghiệp với công suất 2.000 m3/ngày đêm.

KCN Thái Hòa luôn tạo cơ hội tốt với các phương thức thanh toán linh hoạt, luôn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật san lấp, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, hỗ trợ khách hàng vay ngân hàng và thanh toán tối đa trong 20 năm.

Tọa lạc tại khu vực có vị trí đắc địa chỉ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 35km, bến xe An Sương 26km, sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 32km và cảng Sài Gòn thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và vận chuyển hàng hóa đến các nơi nhập và xuất hàng.

Ông Trương Văn Triều với góc nhìn của Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long đánh giá cao KCN Đức Hòa III - Thái Hòa là một trong những điểm sáng trong thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động và đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Với những điểm nổi bật đáng kỳ vọng, KCN Thái Hòa mở ra cơ hội đầu tư rất giàu tiềm năng cho các nhà kinh doanh thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên