MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách đối phó thông minh trong cuộc phỏng vấn: Trả lời thế nào khi nhà tuyển dụng thử lòng trung thành của bạn?

23-09-2017 - 16:51 PM | Sống

Trong một buổi phỏng vấn, có rất nhiều tình huống người ta vẫn thường gọi là những "cái bẫy" mà nhà tuyển dụng thường áp dụng để "xoay" các ứng viên. Nếu không khéo, bạn rất có thể sẽ đưa ra những câu trả lời sai lầm và làm mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.

Nhận được lời mời phỏng vấn tức là bước đầu bạn đã tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, thử thách vẫn còn ở phía trước, bạn phải chuẩn bị tâm thế cho cuộc phỏng vấn sắp tới với hàng loạt các câu hỏi mang tính chất bất ngờ từ phía nhà tuyển dụng.

Phương vừa trải qua một cuộc phỏng vấn vào vị trí nhân viên sale của công ty A. Khác với những nội dung mà Phương chuẩn bị, nhà tuyển dụng đã đưa ra cho anh một câu hỏi “Nếu đang có một công việc, làm thế nào bạn có thể quản lý được thời gian cho các cuộc phỏng vấn?”.

Bị hỏi bất ngờ Phương tỏ ra lúng túng, trả lời ấp úng. Buổi phỏng vấn kết thúc, Phương ra về trong lòng không khỏi bất an và suy nghĩ về câu hỏi của nhà tuyển dụng.

Nếu bất ngờ gặp phải tình huống như vậy, đừng lo lắng, hoang mang. Hãy bình tĩnh và xử lý theo cách của bạn để nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng nhất.

Ý nghĩa thực sự của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết xem liệu bạn có đang nói dối hay “lừa” nhà tuyển dụng trong khi vẫn tiếp tục tìm kiếm cơ hội một công việc khác hay không? Nếu mắc phải bẫy này người phỏng vấn sẽ nghĩ “Nếu bạn đang lừa dối ông chủ hiện tại của mình thì chẳng có lý do gì sau này bạn sẽ tiếp tục lừa dối”.

Trong trường hợp này, mỗi người sẽ có một cách trả lời riêng của mình, làm sao để nhà tuyển dụng cảm thấy thích và tin tưởng ở câu trả lời của mình nhất. Sau đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

Nhấn mạnh vào sự quan tâm dài hạn của bạn trong công việc

Nhà tuyển dụng sẽ đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc và thời gian để đào tạo bạn phù hợp cho vị trí ứng tuyển này. Vì thế hãy đánh vào việc cam kết làm việc dài hạn kiểu như: “Có ước muốn được gắn bó và làm việc lâu dài với công ty, bởi vì tính cách không thích nhảy việc nhiều”, hay bạn cũng có thể nói rằng: “Tôi có đam mê được làm việc và công hiến sức mình trong lĩnh vực này, chính vì thế, tôi muốn trở thành một nhân viên nòng cốt trong công ty sau 5 năm tới”.

Thể hiện sự đam mê, nhiệt huyết của bạn đối với công việc

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy, bạn có hứng thú với công việc đó như thế nào. Tại sao bạn muốn công việc đó là công việc tiếp theo của bạn. Bạn có nói:” Đây là vị trí mà tôi vẫn ấp ủ tìm kiếm, bởi vì tôi vốn có ước mơ được trở thành ABCXYZ, có kiến thức chuyên sâu trong việc CDEKG, …. v.v. Tôi muốn thực hiện ước mơ đó trong vòng 5 năm tới, và công việc này giúp tôi thực hiện được đam mê đó, chính vì vậy, tôi sẽ cố gắng hết mình nếu có cơ hội được vào làm tại đây”.

Cho nhà tuyển dụng biết biết mục tiêu của bạn

Những câu trả lời chung chung theo kiểu như: “tôi có dự định muốn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực bán hàng (nếu như bạn ứng tuyển về sales), “một nhân viên xuất sắc, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, …” mặc dù không được đánh giá cao vì không cụ thể, thế nhưng nếu bạn không thực sự nắm rõ về định hướng nghề nghiệp tương lai thì những câu trả lời theo kiểu đó cũng tạm chấp nhận được.

Minh An

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên