img
Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 1.

Nhiều người vẫn thường bảo Tết là dịp để về nhà, để sum họp với gia đình và tận hưởng những điều vốn dĩ chỉ đến Tết người ta mới được làm, được nghỉ. Thế nhưng khi Tết vừa qua, người ta cũng lại tặc lưỡi một cái mà bảo "sao Tết bây giờ không thấy vui bằng Tết ngày xưa", rồi là "Tết ở Sài Gòn chẳng vui bằng Tết ở quê"... Phải chăng cuộc sống cứ càng hiện đại thì chúng ta sẽ càng mất Tết?

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 3.

Thật vậy, Tết vui hay không tất cả phụ thuộc vào chính chúng ta chứ không phải do Tết.

Tôi nhớ hồi còn nhỏ nhà mình rất nghèo, bà con trong xóm tôi cũng thế nhưng cứ Tết đến là nhà nào nhà nấy cũng rần rần bởi tiếng cười, niềm vui. Rồi thời ấy làm gì có tivi hay Táo Quân mà xem, cũng làm gì có mứt này, bánh nọ ngoài mấy đòn bánh tét nhân đậu nhân chuối và vài búi mứt dừa thơm lừng do bà ngoại tự làm... Ấy vậy mà chính những cái Tết thời nghèo khó, đơn giản lại trở thành thứ giờ đây bản thân thỉnh thoảng lại cứ nhớ về một cách đầy thèm thuồng rồi tự thầm ước "Tết giờ bằng một nửa Tết xưa thôi cũng sướng biết bao nhiêu"!

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 4.


Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 5.

Đây là điều mà nữ Nghệ nhân ẩm thực Đoàn Thị Thu Thủy cực kỳ tâm đắc mỗi khi nhắc về cách đón Tết truyền thống của gia đình mình. 

Tết là một trong những nét văn hóa mang đậm giá trị truyền thống của Việt Nam mà mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi thời điểm đều có sự khác biệt. Và con người ta vốn hay có tính hoài niệm, những thứ được ăn, được nếm, được trải qua lần đầu đều để lại ấn tượng cực kỳ mạnh mẽ. Cho đến khi không còn thì sẽ nhớ, sẽ thấy mọi thứ sau này dù thế nào cũng chẳng bằng như xưa.

Thương nhớ nét xưa, rất nhiều gia đình như cô Thủy đang cố gắng để giữ gìn nhưng văn hóa đẹp của ngày Tết. Mà như cô nói thì, các Tết miền Nam mộc mạc, gần gũi lắm, nên cần gìn giữ để không bao giờ cảm thấy hối tiếc" 

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 7.

Việc đón Tết của người dân miền Bắc, miền Trung, miền Nam có nhiều điểm khác biệt dựa trên văn hóa mỗi vùng miền. Nhưng dù khác biệt đến thế nào hay khác biệt đến mấy, Tết đến với mọi gia đình đều gắn với việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa, lau bàn thờ. Bởi trong quan niệm từ xưa của người Việt, dọn dẹp bàn thờ là cách thể hiện sự tôn trọng người đã khuất.

Bày biện, trang trí bàn thờ sẽ phụ thuộc vào khả năng của từng gia đình cũng như nét văn hóa riêng biệt mỗi vùng để ông bà, tổ tiên hay nói chung những người đã khuất có thể về đón một cái Tết đầy đủ, tươm tất hơn. Đây cũng là một trong những nơi mang đến rất nhiều nguồn sinh khí và cảm giác sung túc cho mỗi gia đình vào dịp Xuân về.

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 8.

Theo thói quen của người xưa, thời gian tốt nhất bắt đầu dọn dẹp sẽ là 24 đến trước 30 âm lịch, tức phải sau ngày 23 đưa ông Táo để không phải kinh động đến thần linh. Nên với những người thuộc vài thập kỷ trước, đa phần đến ngày 24 mới bắt đầu rục rịch quét mạng nhện quanh nhà, sơn cửa, hoặc mang bộ lư đồng đi đánh bóng cho sáng sủa "đặng" đón ông bà. 

Ngoài ra, với nhiều gia đình như nhà cô Thủy thì việc dọn dẹp nhà đón Tết còn là dịp để các thành viên trong gia đình cùng làm việc, cùng đóng góp làm mới ngôi nhà của mình. Đó cũng là cách giúp mọi người cảm nhận năm cũ đã qua, bên cạnh nhau đón cái Tết mới. Tuy nhiên đối với người thời nay do việc nhiều, thời gian dọn dẹp cũng ít, nên cái tục lệ ấy cũng không còn mà phụ thuộc vào lịch sinh hoạt khác nhau của từng gia đình. 

Với người miền Nam, việc sử dụng hoa trong việc bày trí bàn thờ ông bà ngày Tết cũng có một ý nghĩa riêng biệt. Trong đó, hoa Huệ đỏ hay còn gọi là Lay ơn và Cúc vàng thường được dùng nhiều nhất, bởi chúng là đại diện của sự sống, thâm tuổi thọ, hoan hỉ vào nhà và sự gắn bó, tình cảm. Và nhất định hai bên góc bàn thờ không thể thiếu cặp nến đỏ, một chiếc đèn dầu bên cạnh vài tách trà, rượu làm nên cảm giác ấm cúng, đủ đầy. 

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 10.

Nếu như ở miền Bắc mọi người bày mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành, miền Trung thì chủ yếu thành tâm, tức có gì cúng nấy thì với người miền Nam, mỗi loại trái cây khi dâng lên ông bà, tổ tiên đều mang ý nghĩa như một lời chúc hoặc nguyện cầu cho các thành viên trong gia đình như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, quả sung ngụ ý là "Cầu vừa sung đủ xài". 

Cũng từ cách ẩn dụ ấy mà theo năm tháng, người miền Nam lại nghĩ ra nhiều loại quả khác nhau để đặt thêm lên bàn thờ ngày Tết như: thơm, hồng, quýt, bưởi, cam... để làm tăng thêm màu sắc và sinh khí.

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 11.
Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 12.

Cô Thủy cũng có một bật mí rằng: "Mua hoa quả hoàn toàn không khó, nhưng chính việc sắp xếp, tạo hình như thế nào cho mâm ngũ quả được đẹp mắt là một thử thách đối với các cô con gái hoặc con dâu của mỗi gia đình thời xưa". 

Thật vậy, đã có nhiều lần tôi để ý các cụ già mỗi khi đến nhà người khác thăm hỏi rất thường hay để ý xem mâm ngũ quả ở nhà đó có gì, sắp xếp ra sao? Dĩ nhiên là chẳng ai chê hay trách gì, nhưng nếu làm đẹp thì nó cũng là một trong những thứ nói lên sự giỏi giang, đảm đang, khéo léo của người phụ nữ. 

Đặc biệt Tết là còn phải có thêm 1 cặp dưa hấu xanh với câu chúc màu đỏ đặt hai bên bàn thờ hòng ngụ ý may mắn, tài lộc. Và cũng chính cặp dưa hấu này là thứ mang đến cảm giác Tết về một cách đậm đà nhất. 

Tết đến, nhìn lên ban thờ đã bao sái, dọn sạch tinh tươm với những loại trái cây sản vật mang mơ ước, nhắn gửi cho gia chủ mới thấy, Tết gần gũi, đơn giản nhưng đáng gìn giữ biết bao nhiêu!

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 13.
Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 14.

Có một sự khác biệt rất lớn ở những người thuộc thời đại trước như bố mẹ, ông bà khi đặt câu hỏi rằng, khoảnh khắc nào khiến bạn cảm thấy nhớ nhất về ngày Tết thì chắc chắn đa phần đều sẽ có sự tồn tại của những nồi bánh Tét. Bởi đó không chỉ là một món ăn đặc sản của người miền Nam, mà từ xa xưa, việc gói bánh Tét cũng là một nét đặc trưng rất riêng của các gia đình vào mỗi độ xuân về.

Nhắc lại việc này làm cô Thủy chợt nhớ về quãng thời gian lúc bé của mình: "Khi ấy không có cái Tết nào mà cả nhà tôi không gói bánh. Bởi đối với người miền Nam, gói bánh Tét vào dịp Tết ngoài việc có cái để trưng, để cúng ông bà thì nó còn là món quà dùng đi biếu bà con, chòm xóm, nhất là với gia đình nào khó khăn thì vài đòn bánh Tét thôi đã là quý hóa lắm rồi." Nó thể hiện cái tình người ấm áp, sự chia sẻ, thảo ăn với xóm giềng trong đôi ba ngày Tết. 

Hơn hết việc gói bánh Tét còn là hoạt động mang tính tập thể rất cao. "Bởi mỗi lần làm là mỗi lần khó, nên một khi đã gói thì phải đôi ba chục đòn mới đáng công. Thành ra mới thấy cảnh mỗi lần gói bánh là tập hợp cả một gia đình già trẻ, lớn bé mỗi người phụ trách một việc khác nhau. Người lớn khéo tay thì gói bánh, quấn dây, chuẩn bị phụ liệu, còn bọn trẻ sẽ đi lau lá, xếp bánh và canh nồi bánh chín trong sự nôn nao cho một cái Tết sắp đến, lại càng mang tới nhiều cảm xúc khó tả mà những ai chưa từng trải qua sẽ không bao giờ biết được".

Nói đi thì cũng nói lại, vì kỳ công và cũng mất khá nhiều thời gian nên bây giờ chẳng còn bao nhiêu gia đình giữ được nét đặc trưng này vào ngày Tết. Họa chăng chỉ còn lại những nhà ở vùng quê hoặc đôi lúc muốn nhớ lại cái không khí Tết đặc trưng của ngày xưa nên mới làm cho "vui cửa, vui nhà". Còn lại thì chẳng thà vào chợ hay siêu thị mua sẵn về cho nhanh, tiết kiệm thời gian rồi tiền củi lửa,… Và cũng vô tình thay mất luôn cái không khí Tết của ngày xưa…

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 16.

"Cũng may giờ đây tôi có một truyền nhân vừa trẻ lại ham học hỏi, lúc nào rảnh là theo tôi phụ việc. Ngày Tết gia đình chúng tôi luôn cố gắng giữ trọn vẹn những hoạt động mang tính truyền thống suốt từ xưa tới nay. Với tôi, đây là cách để các con, các cháu thấu hiểu và cảm nhận được hương vị ngày Tết của người Việt mình là như thế nào" - cô Thủy chia sẻ.

Người miền Nam gói bánh Tét gần như không tuân theo bất cứ một quy chuẩn nào mà đôi khi ưa biến tấu, thích gì sẽ cho thêm vào nhân. Trong đó phổ biến nhất là cho thêm tôm khô, lòng đỏ trứng muối vào bánh nhân mặn.

Bánh Tét gói dễ hơn bánh chưng khá nhiều nhưng cũng có tiêu chuẩn riêng. Lúc gói phải bó chặt tay, để phần đầu, giữa và cuối của đòn bánh đều nhau, không bị vỡ hoặc trào nhân ra ngoài. Kích thước mỗi đòn bánh cũng tùy thuộc vào sở thích của người gói. Nếu bánh càng to thì thời gian nấu càng lâu và ngược lại. Trung bình bánh Tét sẽ mất khoảng 3 - 4 giờ đến 5 - 6 giờ là chín đều. 

Người miền Nam thường dùng sợi chỉ để cắt bánh Tét bằng cách quấn chỉ quanh đòn bánh, siết chặt 2 đầu để bánh được chia đôi. Dùng dao sẽ khiến bánh bị vỡ hoặc trào phần ruột ra ngoài. 

Vào ngày Tết, người miền Nam sẽ đặt lên bàn thờ 2 hoặc 4 đòn bánh cả nhân ngọt và mặn để cúng ông bà, tổ tiên, sau đó mới mang xuống dùng hoặc mời khách dùng cùng trà nóng.

Ngày tư ngày Tết, giống như miền Bắc phải có bánh chưng, thì miền Nam không thể thiếu bánh Tét, dù rằng mâm cỗ hiện đại có thể có thêm biết bao nhiêu món. Sự xuất hiện của bánh Tét chính là một sợi dây kết nối vô hình giữa các thế hệ, là đại diện tiêu biểu cho sự truyền thống giữa kỷ nguyên hiện đại. 

Đó cũng là lý do, ngày càng nhiều người muốn tự tay gói bánh Tét khi Tết đến xuân về. Có lẽ bởi ho muốn trao truyền nét văn hoá đẹp cho con cháu, và muốn giữ mãi những tập tuc cổ truyền tốt đẹp ngày xưa. Bởi suy cho cùng, Tết cổ truyền mà không giữ được những nét truyền thống, thì lấy gì để bảo Tết giờ vui bằng Tết xưa!

Cái Tết sung túc của miền Nam: Tất cả đều bắt nguồn từ 3 điều đơn giản nhưng thấm đẫm văn hóa gia đình - Ảnh 18.
Nami
Andy
Hà Mĩ

Theo Nami - Ảnh:Andy - Thiết kế:Hà Mĩ

Trí thức trẻ

Trở lên trên