MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cần phát triển thị trường vốn để hỗ trợ ngân hàng

12-06-2016 - 17:15 PM | Tài chính - ngân hàng

Khó khăn của Việt Nam hiện nay là nên mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài ở mức nào và làm sao cân bằng lợi ích phù hợp.

Tại buổi trao đổi với báo chí chiều ngày 10/6, tại Hà Nội, ông Gary Hwa – Tổng giám đốc điều hành Dịch vụ Tài chính Ngân hàng Ernst & Young (EY) châu Á – Thái Bình Dương đã có những cơ hội và thách thức của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập AEC và TPP.

Theo ông Gary Hwa, Việt Nam có thể xem xét nới room hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc cho nhà đầu tư nước ngoài vào luôn cần thiết bởi vì luồng FDI vào của các ngân hàng nước ngoài khi đầu tư vào ngân hàng trong nước thì bao giờ Việt Nam cũng có lợi vì sẽ học hỏi được kinh nghiệm từ các nền kinh tế đã phát triển, các ngân hàng đi trước.

Khó khăn của Việt Nam hiện nay là nên mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài ở mức nào và làm sao cân bằng lợi ích phù hợp. Để đảm bảo cân bằng lợi ích trong việc nới room cho các nhà đầu tư ngoại thì Việt Nam cũng có thể làm từng bước, nới room từng bước một.

Chúng ta cũng có thể nhìn thấy rõ là khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngân hàng Việt Nam thì các ngân hàng đã tốt hơn nhiều so với trước kia. Khi đó các ngân hàng quan tâm đối với việc phân bổ vốn trong hoạt động. Ngân hàng nào quá chú trọng lợi nhuận, quên mất quy tắc quản trị rủi ro thì dễ dẫn tới bong bóng bất động sản, bài học này đã từng xảy ra ở Mỹ.

Ông Gary Haw cũng cho rằng: "Ngoài quan tâm tới việc phát triển những ngân hàng đủ cạnh tranh thì Chính phủ Việt Nam cũng cần phải kiện toàn thị trường vốn. Hiện nay, ở Việt Nam vai trò của thị trường vốn còn thấp nên cung ứng vốn cho nền kinh tế chủ yếu vẫn tập trung nhiều vào ngân hàng. Và nguồn lực ngân hàng thì cũng có hạn, “miếng bánh” vốn chỉ có thế nên không có nguồn vốn chảy từ bên ngoài – tức vốn ngoại vào thì ngân hàng sẽ khó khăn trong giải quyết nhiều bài toán với nhiều mục tiêu, không muốn nói là sẽ rất căng thẳng".

Trả lời câu hỏi của Thời báo Ngân hàng về việc trong 3 yếu tố xây dựng thành một ngân hàng lớn đủ sức cạnh tranh gồm vốn, nhân lực và công nghệ thì yếu tố nào có lợi thế, ông Gary Haw cho biết: "3 yếu tố này rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập, đặc biệt trong ngành Ngân hàng. Ngoài vốn là hàng đầu thì phải nói đến chất lượng nguồn nhân sự bởi ngân hàng chỉ thay đổi khi có nhân sự chất lượng cao".

Còn về CNTT hiện nay phát triển mạnh, và đặc biệt lĩnh vực CNTT trong lĩnh vực tài chính với sự phát triển nhanh có thể cạnh tranh các dịch vụ ngân hàng. Do đó, đầu tư công nghệ là đòi hỏi quan trọng trong ngành ngân hàng thời gian tới.

"Theo tôi, trong 3 yếu tố này thì công nghệ ở các ngân hàng Việt Nam có xuất phát điểm tốt nhất nên công nghệ có lợi thế nhất định để đuổi kịp với các nước khu vực", ông Gary Haw nhận định.

Theo Đức Nghiêm

Thời báo ngân hàng

Trở lên trên