MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Càng giảm thuế, Mỹ càng thâm hụt nặng?

14-05-2018 - 13:45 PM | Tài chính quốc tế

Mỹ thâm hụt thương mại vì tiêu pha vô độ. Khi giảm thuế để tăng chi tiêu, nước này sẽ càng thâm hụt nặng nề hơn.

Theo lý thuyết kinh tế của Tổng thống Donald Trump, thâm hụt thương mại là xấu, tuy nhiên, chính sách kinh tế nổi bật của ông là cắt giảm thuế lại có nguy cơ làm thâm hụt thương mại thêm trầm trọng.

Hiện thời chưa đến nỗi mất tiền, nhưng chắc phải xấu mặt, và có khi còn khiến ông Trump làm căng với các nước khác về vấn đề thương mại.

Nhưng về lâu dài, thâm hụt thương mại lớn thêm sẽ khiến người Mỹ nghèo đi. Không phải vì người nước ngoài giành giật công việc của dân Mỹ, như TT Trump thường khẳng định, mà là do người Mỹ ngày càng vay vốn nước ngoài nhiều để duy trì mức sống. Nếu trả hết nợ, lợi ích của việc giảm thuế cũng tiêu tan.

Hoa Kỳ thâm hụt thương mại là do tiêu dùng nhiều hơn sản xuất, trong khi các đối tác thương mại của nước này lại làm ngược lại. (Nói cách khác, Mỹ đầu tư nhiều hơn tiết kiệm, trong khi các nước khác tiết kiệm nhiều hơn đầu tư.) Mới đây, khoảng cách này được nới rộng hơn, từ trung bình 46 tỷ đô la Mỹ mỗi tháng trong 12 tháng trước đó lên tới 54 tỷ đô la Mỹ một tháng

Thâm hụt thương mại tăng cao là do gần đây tăng trưởng kinh tế của phần còn lại của thế giới đi xuống, đặc biệt là châu Âu, và nhu cầu tái thiết và xây dựng sau bão ở Mỹ. Nhưng thâm hụt tăng còn do những nguyên nhân dài hạn hơn, điển hình là đợt giảm thuế lớn mới được thông qua năm ngoái. Đón đầu giảm thuế, doanh nghiệp tăng đầu tư, đẩy giá cổ phiếu tăng mạnh, làm cổ đông giàu thêm, và lại càng kích thích chi tiêu. Tháng 2 vừa qua, Quốc hội Hoa Kỳ và Tổng thống Trump đã thông qua gói ngân sách tăng chi tiêu liên bang thêm gần 300 tỷ đô la Mỹ trong vòng 2 năm tới.

Vì hai biện pháp này thúc đẩy kinh doanh và chi tiêu hộ gia đình, nhập khẩu của Hoa Kỳ sẽ tăng. Quả thật, hiệu ứng tích cực từ gói kích cầu của Mỹ là nguyên nhân chính lí giải đánh giá triển vọng toàn cầu lạc quan của IMF. Đối với Hoa Kỳ, đây là một tín hiệu tốt: với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 4,1%, Mỹ không có đủ nguồn lao động dư thừa đáp ứng các nhu cầu mới nên nhập khẩu được xem là giải pháp an toàn nhằm hạn chế sức nóng của nền kinh tế. Đó là một trong nhiều lí do mà các nhà kinh tế học không mấy hào hứng khi nói về thâm hụt thương mại: giải pháp là giảm đầu tư, và thậm chí có thể gây ra suy thoái.

TT Trump, vốn coi thương mại như một trò chơi với tổng bằng 0 và thâm hụt là minh chứng cho thấy Hoa Kỳ đang "thua", chắc chắn không chọn giải pháp ấy. Chính sách thương mại của ông nhằm giảm thâm hụt một cách "cụ thể" hơn: tái đàm phán hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và Hàn Quốc, áp thuế quan lên thép và nhôm, và đe dọa áp thuế nhập khẩu vào 150 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, những biện pháp này dường như có hiệu quả không đáng kể với thâm hụt thương mại.

Thuế quan sẽ chuyển hướng một số đơn hàng thép của Mỹ từ các nhà máy nước ngoài về lại nội địa, nhưng nhiều mặt hàng nhập khẩu không có sản phẩm nội địa có thể thay thế được. Trong khi đó, doanh nghiệp Mỹ sẽ mất doanh thu phải chi trả nhiều hơn cho nguyên liệu nhập khẩu hoặc bị đánh thuế trả đũa tại các thị trường xuất khẩu của họ.

Hạn chế thâm hụt với một nước hay một sản phẩm là vô nghĩa vì thâm hụt sẽ lại phát sinh ở mặt hàng hay quốc gia khác. Thực tế, cuộc cách mạng khai thác dầu từ đá phiến có đóng góp lớn nhất trong việc giảm thâm hụt nhờ tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, tăng thâm hụt từ các mặt hàng khác còn vượt cả số giảm nhờ dầu đá phiến.

Mỹ muốn giảm thâm hụt bền vững đòi hỏi bản thân phải vừa tăng tiết kiệm trong khi các nước khác phải giảm tiết kiệm, đây là mội yêu cầu khó bởi tiết kiệm nhiều hay ít là do cấu trúc xã hội như độ tuổi, hệ thống an sinh xã hội, hay độ phổ biến của thẻ tín dụng. Trong nhiều năm trước đây, Trung Quốc khuyến khích tiết kiệm trong nước bằng cách giữ giá đồng Nhân dân tệ và kiểm soát dòng vốn vào, hạn chế hiệu quả mức tiêu dùng của các hộ gia đình Trung Quốc. Nhưng gần đây thì không!.

Về lâu dài, thâm hụt ngân sách càng lớn thì thâm hụt thương mại càng tồi tệ do giảm tiết kiệm ở cấp nhà nước. Trong một bài phỏng vấn trên tờ Wall Street Journal, Larry Kudlow, kinh tế trưởng của TT Trump, phủ nhận mối tương quan giữa ngân sách và thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, trong một bản báo cáo gần đây, các nhà kinh tế ở Goldman Sach đã nghiên cứu dữ liệu lịch sử và phát hiện thấy nếu các yếu tố khác không đổi, cứ tăng thâm hụt ngân sách thêm 100 đô la Mỹ do thay đổi chính sách (chứ không phải do suy thoái kinh tế) sẽ khiến thâm hụt thương mại tăng thêm 35 đô la Mỹ.

Trong báo cáo ngân sách hàng năm công bố tuần trước, Văn phòng Ngân sách Quốc Hội Mỹ (CBO) dự báo việc cắt giảm thuế sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lãi suất, và giá trị đồng đô la Mỹ, khiến nhập khẩu tăng và giảm xuất khẩu.

CBO đồng tình rằng cắt giảm thuế sẽ khuyến khích người Mỹ làm việc và đầu tư nhiều hơn – nhưng như thế là chưa đủ để thích ứng với mức tiêu dùng tăng lên của họ. Cơ quan này dự báo thâm hụt tài khoản vãng lai (bao gồm cả hàng hóa, thương mại dịch vụ, và thu nhập từ đầu tư) sẽ tăng thêm 100 tỷ đô la Mỹ trong 5 năm tới.

CBO cho rằng tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ sẽ tăng trung bình 0,7% trong thập kỷ tới nhờ chính sách cắt giảm thuế, nghĩa là 710 đô la Mỹ mỗi người. Tuy nhiên, họ cũng kết luận rằng tổng sản phẩm quốc gia, không tính thu nhập cho người nước ngoài, sẽ chỉ tăng 0,4%, hoặc 470 đô la Mỹ một người. Nói cách khác, một phần ba sự tăng trưởng này không hướng tới người dân Hoa Kỳ mà dành cho người nước ngoài, những người đã mua trái phiếu chính phủ.

Dù TT Trump bước vào Nhà Trắng với lời hứa sẽ bảo vệ người Mỹ trước người nước ngoài, khi ông rời Nhà Trắng, dân Mỹ sẽ lâm cảnh nợ nần bên ngoài lớn hơn bao giờ hết.

Minh Trang

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên