MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC

11-07-2018 - 16:47 PM | Tài chính quốc tế

Thuở bé, có lẽ ai cũng từng mơ một lần được đặt chân tới những kim tự tháp vĩ đại, được nhìn thấy vị Nhân sư trong truyền thuyết… nhưng tiếc rằng thực tế lại không như mong đợi.

Nội dung nổi bật:

Bối cảnh: Du lịch là một phần "sống còn" của nền kinh tế Ai Cập. Vào đỉnh điểm năm 2010, 14,7 triệu du khắp đã ghé thăm Ai Cập đem lại tổng cộng 12,5 tỷ USD. Du lịch còn chịu trách nhiệm cho 11% GDP, 12% việc làm và 14,4% nguồn ngoại tệ của cả nước.

Diễn biến: Tình hình chính trị bất ổn, văn hóa lừa đảo và "làm tiền" du khách xuất hiện từ sân bay cho đến kim tự tháp khiến Ai Cập liên tục được "vinh danh" trong những điểm đến thất vọng nhất thế giới.

Kết quả: Rớt hạng thảm hại với hàng loạt "review" xấu, du lịch không chỉ làm thất thoát một nguồn thu khổng lồ cho Ai Cập mà còn khiến chính phủ phải tốn một khoản tiền không nhỏ để cải tạo lại hạ tầng, danh tiếng và đặc biệt là văn hóa bản địa.

Sự phát triển như thần thoại Ai Cập

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 1.

Du lịch bắt đầu phát triển từ năm 1975 khi Ai Cập nới lỏng Visa cho các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Đến năm 1976, "du lịch" trở thành trọng điểm trong Kế hoạch Phát triển 5 năm của Ai Cập, với 12% ngân sách nhà nước được đổ vào khách sạn và hạ tầng vận tải.

Đến năm 1979, các chuyên gia được mời về từ Thổ Nhĩ Kỳ để huấn luyện các khóa quản trị du lịch, nhà hàng và khách sạn cho dân địa phương.

Với quyết tâm từ chính phủ, du khách nhanh chóng tăng từ 1,8 triệu lượt khách/ năm vào 1981 lên 5,5 triệu lượt vào năm 2000. Du lịch cũng phát triển tới đỉnh vào năm 2010 với hơn 14,7 triệu lượt khách/ năm, đem về cho Ai Cập hơn 12,5 tỷ USD.

Những bất ổn chính trị không dứt

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 2.

Nhưng ẩn sau tốc độ phát triển thần kỳ là những đợt bất ổn chính trị gây xôn xao thế giới. 58 du khách bị sát hại trong cuộc thảm sát năm 1997 tại Luxor. Và sau đó là hàng loạt sự kiện khủng bố nhắm tới khách du lịch: vụ đánh bom tại Sinai vào năm 2004, vụ khủng bố ngay tại Cairo và Sharm el-Sheikh vào 2005, và vụ đánh bom tại Dahab vào năm 2006.

Xuyên suốt thời kỳ đó, du khách đến Ai Cập vẫn tăng đều đặn dù có nhiều thời điểm thụt lùi. Nhưng tiếc rằng "thần thoại Ai Cập" đã kết thúc vào năm 2011 với cuộc tấn công các nhà báo nước ngoài và sau đó là những cuộc biểu tình xuyên suốt 2012 và 2013.

Kết quả có thể thấy ngay từ năm 2011 khi du khách giảm tới 37% chỉ trong vòng 1 năm. Từ 14,5 triệu lượt năm 2010 xuống còn 9 triệu vào năm 2011.

Cùng với số lượng du khách "biến mất" là doanh thu sụt giảm chỉ còn 5,9 tỷ USD (so với hơn 12 tỷ USD cùng kỳ năm trước).

Cho đến khi chính trị tạm ổn vào năm 2014, số lượng du khách và doanh thu vẫn tiếp tục giảm 25% vào nửa đầu năm do hình ảnh Ai Cập đã trở nên quá "xấu" trong lòng khách du lịch. Ai Cập rớt liền 1 lúc hơn 10 hạng trong danh sách các quốc gia đáng tham quan nhất thế giới.

Nhưng không chỉ là bất ổn chính trị. Phát triển một cách quá nhanh và thiếu quy hoạch đã biến Ai Cập trở thành một điểm đến "ác mộng". Hãy cùng xem hành trình "bão táp" của một nữ blogger đến nơi đây.

Những vở kịch tại sân bay

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 3.

Ở một số sân bay lớn trên thế giới, các dịch vụ vận tải hay khách sạn luôn được chào bán kể từ lúc du khách đặt chân xuống. Nhưng tại Sân bay Cairo, những "nhân viên sale" này được tự do "hành nghề" ở khắp mọi hang cùng ngỏ hẽm.

Vợ chồng Sharon, 2 blogger du lịch, đã có những trải nghiệm tương đối tồi tệ ở Ai Cập. Chuyến đi của họ sau đó đã được review lại trên blog cá nhân với tựa đề "Vì sao tôi căm ghét chuyến tham quan Kim tự tháp Ai Cập" và nhận được rất nhiều bình luận của rất nhiều du khách từng đến Ai Cập.

Sharon bị choáng ngợp ngay bởi số lượng người liên tục quấy rầy, từ lúc bước vào sân bay, nhận hành lý, khai Visa cho đến lúc nhập cảnh. Và nhắc đến hành lý, sẽ luôn có một số người nhanh chóng "cầm nhầm" những balo trên băng chuyền nếu bạn không cẩn thận. Sharon đã rất "may" khi phát hiện ngay tức thời!

Không chỉ là người dân, các quan chức cũng có vẻ "bí ẩn" không kém. Người đóng passport cho vợ chồng Sharon không trả chúng lại ngay lập tức mà thay vào đó bảo họ rằng: "Xong rồi, đi đi"…

Nhưng với kinh nghiệm đi du lịch của mình, Sharon và chồng quyết tâm đứng lại và đòi passport của mình cho bằng được, trong lúc nhân viên kia vẫn đang tiếp tục đóng passport cho những người khác. Mãi cho đến lúc Sharon lớn tiếng rằng cô sẽ nhờ công chức khác can thiệp, nhân viên kia mới chịu trả với ánh mắt đầy căm hận.

Quá mệt mỏi, Sharon quyết định chọn một lái xe đang chèo kéo để làm phương tiện di chuyển đến khách sạn. Và mọi chuyện cũng không đơn giản, người tài xế này đẩy hai vợ chồng vào một căn phòng kín để ép mua tour du lịch Ai Cập. Nhất quyết không nhượng bộ, hai du khách ngồi chờ đến lúc tay tài xế bỏ cuộc và bắt đầu dắt ra xe.

Không chỉ bị "chém đẹp" tiền cước, tài xế còn nhất quyết không mở cửa đến khi hai vị khách xấu số đưa thêm một khoản "tip" lớn. Quá nhiều ác mộng diễn ra trong một buổi tối…

Nhưng tiếc rằng nó chỉ là khởi đầu.

Khách sạn "5 sao"

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 4.

Vợ chồng Sharon quyết định chọn khách sạn cao cấp Sheraton với mong muốn nhận được những trải nghiệm xứng đáng, nhưng tiếc rằng hy vọng ấy của họ cũng sớm bị tiêu tan.

Đầu tiên là nhân viên khuân vác vali không đồng ý với số tiền tip mà chồng Sharon đưa. Tiếp theo đó là hàng loạt nhân viên khách sạn gõ cửa liên tục để mong nhận được thêm tiền "bồi dưỡng".

Chưa kể đến chất lượng phòng không được như mong đợi, Sharon và chồng thậm chí không được ra khỏi khách sạn nếu không sử dụng dịch vụ thuê xe ngay tại sảnh.

Kim tự tháp tràn đầy … nỗi thất vọng

Tham quan kim tự tháp được kỳ vọng là một điểm sáng trong chuyến đi tới Ai Cập, nhưng Sharon lại tiếp tục bày tỏ nỗi thất vọng như từ lúc bước chân xuống đất nước này.

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 5.

Dù nằm ngay sát thành phố, nhưng du khách phải rất khó khăn mới đến được nơi đây. Sau khi "trốn" ra khỏi khách sạn và "lách" qua vô vàn kẻ quấy rầy quanh khu vực, 2 vợ chồng Sharon quyết định chọn một chiếc taxi trên đường chính dẫn tới kim tự tháp.

Nhưng chuyến đi chỉ "bình thường" được vài phút, vì sau đó chiếc taxi đột nhiên tấp vào lề để đón thêm một người đàn ông Ai Cập và nhanh chóng chạy đến một chuồng ngựa ngay cạnh kim tự tháp.

Người tài xế giải thích rằng đường đến nơi chỉ có thể đi bằng lưng ngựa. Biết thừa mục đích của những người này, Sharon và chồng mình quyết định trả tiền và đi bộ đến nơi.

Và trong một khoảnh khắc, hình ảnh kim tự tháp và nhân sư ngay lập tức làm Sharon nghẹn lời, lần đầu tiên được chiêm ngưỡng những kỳ quan chỉ được thấy qua màn hình trong suốt hàng chục năm, những bực bội của cô gần như tan biến hết.

Nhưng, lại một lần nữa, "phép màu Ai Cập" nhanh chóng bay đi như mây khói. Số lượng người bán hàng ở đây đông đến mức khiến Sharon chỉ muốn ngay lập tức thoát khỏi chỗ này.

Từ bán tour cho đến cưỡi ngựa hay lạc đà, nếu bạn chỉ cần nhìn một lần, họ sẽ quyết tâm theo bạn đến cùng để đòi tiền "tip", và nếu bạn trót dại đưa cho họ bất kỳ thứ gì, những phiền hà sẽ được tăng lên hàng chục lần do họ tiếp tục đòi hỏi thêm nữa… biến cả không gian tôn kính nơi đây thành một cái chợ trời, khiến Sharon không chỉ bực mà còn căm ghét chuyến thăm này.

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 6.

Để không tiếc công đến tận Ai Cập, 2 vợ chồng Sharon quyết định mua tour của một "hướng dẫn viên" để không bị quấy rầy nữa. Dù đã trao đổi về những hoạt động trong tour cũng như số tiền phải trả rõ ràng, nhưng "hướng dẫn viên" chỉ thực hiện được 10% lời hứa đó, chưa kể hắn ta còn buộc Sharon và chồng phải trả tiền "tip" cho nhiều người khác nhưng chả đổi lại được gì.

Đó cũng là giọt nước làm tràn ly, cả hai vợ chồng đùng đùng rời khỏi chốn ác mộng Ai Cập.

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 7.

Để kết thúc chuyến đi, Sharon quyết định dùng bữa tại KFC ngay đối diện Nhân sư. Có thể nói đây là nhà hàng KFC có "view" đẹp nhất thế giới.

Sharon bày tỏ sự bất ngờ khi KFC mới là chỗ để cô có một vài phút tịnh tâm trong suốt chuyến đi Ai Cập bão tố. Sharon và chồng của mình hạnh phúc khi ở trong một nhà hàng thức ăn nhanh hơn là ở Kim tự tháp…

Kết quả

Không chỉ có Sharon và bài viết "Tôi căm ghét chuyến đi đến Kim tự tháp Ai Cập", khi lên các trang web về du lịch, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chia sẻ xoay quanh nỗi "thất vọng", "ác mộng" … hay tìm thấy Ai Cập trong danh sách các điểm đến "không như mong đợi" …

Ai Cập từ một "huyền thoại" trong mơ nay đã trở thành một cơn ác mộng trong mắt du khách quốc tế.

Để phần nào gỡ gạc lại tình hình, chính phủ Ai Cập đang ra sức hỗ trợ vốn cho các hãng bay và các trung tâm điều hành tour để cung cấp cho du khách các trải nghiệm "văn hóa" nhất. Ngoài ra thì còn hàng triệu USD được đổ vào để nâng cấp an ninh sân bay, quảng cáo hình ảnh Hy Lạp với các nhân vật nổi tiếng như Angela Merkel hay Will Smith.

[Case Study] Chuyến đi ác mộng tới Ai Cập của blogger du lịch: An ninh bất ổn, lừa đảo khắp nơi, nơi tôn kính thành chợ trời, kim tự tháp thì nằm kế… KFC - Ảnh 8.

Nhưng mọi chuyện sẽ khó tiến triển nếu các "review" về Ai Cập như trên vẫn xuất hiện hằng ngày. Chủ khách sạn, hướng dẫn viên, người bán hàng, tài xế taxi… tất cả buộc lòng phải thay đổi nếu muốn vực dậy hào quang Ai Cập khi xưa.

Theo Lê Thanh Sang

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên