MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Câu chuyện cuộc đời Đức Phật và lời răn cuối cùng của Ngài trước khi đi vào cõi Niết bàn

15-03-2019 - 22:19 PM | Sống

Một lời đúc kết đơn giản, cô đọng, ngắn gọn của Đức Phật nhưng lại có thể giúp nhiều người giải tỏa những gánh nặng và lo âu trong lòng.

Vào thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 TCN ở Lumbini, ngày nay thuộc Nepal, có Đức vua Suddhodana lấy 2 chị em là Maya và Pajapati Gotami, được cho là công chúa của một gia tộc khác mang tên Koliya ở vùng mà ngày nay là phía Bắc Ấn Độ.

 Câu chuyện cuộc đời Đức Phật và lời răn cuối cùng của Ngài trước khi đi vào cõi Niết bàn - Ảnh 1.

Thái tử Siddhartha khôi ngô tuấn tú khi mới sinh đã được một đạo sĩ tiên đoán tương lai. (Ảnh minh họa)

Một thời gian sau, Hoàng hậu Maya sinh được một Thái tử tên là Siddhartha (Tất Đạt Đa Cồ Đàm) rồi qua đời. Pajapati nuôi nấng và chăm sóc con của chị gái như con đẻ của mình.

Chuyện kể rằng khi Thái tử Siddhartha mới được vài ngày tuổi, có một đạo sĩ đi qua có nói rằng, sau này đứa trẻ lớn lên hoặc sẽ trở thành một nhà cầm quyền vĩ đại, hoặc sẽ là một nhà sư. Đức vua Suddhodana thích vế thứ nhất hơn và dành những gì tốt đẹp nhất cho con trai.

Khi Siddhartha tròn 16 tuổi, Đức vua cho Thái tử kết hôn với người em họ cũng 16 tuổi tên là Yasodhara. Yasodhara là con gái của một tù trưởng ở Koliya và mẹ cô là em gái của Đức vua Suddhodana.

Cuộc sống vương giả không thỏa mãn chí lớn của cậu bé được tiên đoán năm nào

Thời gian qua đi, chẳng mấy chốc Siddhartha đã 29 tuổi nhưng vẫn chưa một lần bước chân ra khỏi cung điện và tất nhiên, ông cũng chưa biết thế nào là sự ốm yếu, tuổi già, khổ đau, bệnh tật cũng như cái chết.

Một ngày kia, vì quá tò mò, Thái tử Siddhartha mới yêu cầu một người đánh xe ngựa đưa ông đi du ngoạn. Lúc đó, ông đã rất sốc khi được chứng kiến một người đàn ông già yếu, rồi bị bệnh tật hành hạ, và cuối cùng thì chết đi.

 Câu chuyện cuộc đời Đức Phật và lời răn cuối cùng của Ngài trước khi đi vào cõi Niết bàn - Ảnh 2.

Có một người vợ xinh đẹp, một cậu con trai và cuộc sống vương giả không khiến Thái tử Siddhartha cảm thấy hạnh phúc. (Ảnh minh họa)

Những điều đó luôn ám ảnh ông cho tới khi trở về cung điện. Kể cả sau khi cậu con trai ra đời, Thái tử vẫn không vui lên, mà còn nhận ra bản thân không thể tiếp tục cuộc sống đế vương nữa, khi bên ngoài vẫn có quá nhiều người phải chịu một số kiếp đày đọa.

Một ngày, Thái tử quyết định rời bỏ cung điện, cạo đầu và ăn mặc như một kẻ hành khất, quyết tâm đi tìm sự giác ngộ cùng với 5 tín đồ khác. Sáu người muốn đạt được sự giải thoát qua việc đày đọa thân thể, như chịu đựng đau đớn, nín thở và nhịn ăn đến khi gần chết đói.

Nhưng Thái tử vẫn chưa hài lòng. Ngài nhớ lại rằng hồi bé, trí óc ngài đã có lúc rơi vào trạng thái vô cùng tĩnh tại và nhận ra, con đường dẫn tới sự giải thoát có thể thông qua tâm trí con người, và không nhất thiết phải nhịn đói.

Thay vào đó, cần phải ăn để có sức khỏe cho việc thiền định. Khi ngài chấp nhận một bát nước cơm từ một cô gái trẻ thì 5 người bạn kia cho rằng ngài đã từ bỏ con đường đã chọn và bỏ rơi ngài.

Sau khi đi tìm và học hỏi các kiến thức và giáo lý từ các tôn giáo khác nhau cũng như cách thiền từ những người thầy nổi tiếng, Thái tử Siddhartha đã tìm ra được con đường riêng cho mình.

Ngài chọn một cây Bồ đề và ngồi thiền ở dưới gốc cây. Sau đó, Thái tử đã được giác ngộ, trở thành Phật, còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni. Vợ và con trai của Ngài cũng rời bỏ cung điện, đi theo và trở thành tín đồ của Ngài.

Những lời cuối cùng của Đức Phật truyền cảm hứng cho hàng triệu người

Đức Phật đã đi qua tất cả các vùng đất ở phía Bắc Ấn Độ và Nepal và đã dành cả cuộc đời để giảng giải cho những Phật tử đi theo mình. Năm 80 tuổi, Ngài đi vào cõi Niết bàn, bỏ lại thân thể trần tục ở phía sau.

 Câu chuyện cuộc đời Đức Phật và lời răn cuối cùng của Ngài trước khi đi vào cõi Niết bàn - Ảnh 3.

Trước khi nhắm mắt xuôi tay, Đức Phật có nói rằng "Các Phật tử, đây là lời khuyên cuối cùng của ta cho các ngươi. Vạn sự trên đời này rồi cũng đều biến đổi. Không có gì là vĩnh viễn trên đời. Các ngươi phải cố gắng để tự cứu rỗi lấy tâm hồn mình".

Có người từng nói, "Trên đời này chẳng có điều gì là chắc chắn. Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất, đó là mọi thứ rồi cũng sẽ thay đổi, chẳng có gì là vĩnh viễn". Có lẽ, câu nói này cũng chính là xuất phát từ lời trăng trối cuối cùng của Đức Phật.

Đây là lời khuyên được Ngài đúc kết lại sau những năm tháng lang thang khắp nơi, chứng kiến biết bao nhiêu hỉ nộ ái ố trên đời, thấu hiểu biết bao nỗi đau, sự mất mát, được lắng nghe biết bao câu chuyện đời, chuyện người.

Biết được vạn sự trên đời rồi cũng sẽ biến đổi, nên nếu chẳng may bạn mất hết những của cải đã có, hãy coi nó là chuyện đương nhiên, đừng vì quá nuối tiếc mà hao tổn tâm lực, trí lực, thể lực.

Biết được rằng chẳng có gì là vĩnh viễn, nếu người mà bạn yêu thương chọn không yêu thương bạn nữa, hãy mỉm cười mà cho rằng đó là quy luật muôn đời và bước tiếp, đừng tự dằn vặt bản thân, hay cố chấp mà nài ép hay làm khổ nhau.

Biết được chẳng có gì là mãi mãi, nếu người thân yêu của bạn có đi về cõi vĩnh hằng, xin đừng quá đau khổ, bởi đó là vòng quay của tạo hóa, con người sinh ra không ai thoát được quy luật sinh-lão-bệnh-tử, hãy sống tốt để người ra đi được yên nghỉ, để làm những điều có ích trước khi gặp lại họ ở thế giới bên kia.

Theo ThoughtCo.

Theo Thanh Hương

Trí thức trẻ

Trở lên trên