MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lãi triệu đô từ nghề dọn rác thải tình nguyện đường cao tốc

08-04-2014 - 15:58 PM |

Đường sạch, đại lý có lãi, doanh nghiệp có tiếng, chính quyền tiết kiệm.

Nội dung nổi bật:

Từ một chương trình mang tên "Chăm Sóc Quốc Lộ" với các hoạt động tình nguyện xử lý rác thải đường cao tốc, nhiều công ty đã kiếm lời bằng cách nhận bảo dưỡng một đoạn đường rồi đi thuê người "dọn hộ". Từ đó nguyên một ngành "công nghiệp" mới toanh mọc lên với nhiều lợi ích:

- Đại lý của chương trình: lấy lời từ thu phí làm thủ tục, phí dọn hộ, phí cấp biển hàng tháng.

- Doanh nghiệp: không phải dọn rác nhưng vẫn được tiếng với cộng đồng, lại được quảng cáo với giá rẻ.

- Chính quyền: tiết kiệm được chi phí, có nhân lực dọn dẹp đường xá giúp.

- Đường quốc lộ sạch sẽ, nhiều việc làm mới ra đời.


Dọc theo những tuyến đường cao tốc trải dài trên khắp nước Mỹ, cứ khoảng chừng vài dặm ta lại bắt gặp những biển báo có ghi “Adopt A Highway. Dunkin’ Donuts.” (Chăm Sóc Quốc Lộ - Hãng Dunkin' Donuts), “Adopt A Highway. Boy Scout Troop 102.” (Chăm Sóc Quốc Lộ - Boy Scout Troop 102), và thậm chí có cả “Adopt A Highway. Sigma Nu Fraternity.” (Chăm Sóc Quốc Lộ - hội SigmaChítình huynh đệ). 

Có vẻ các nhà "bảo mẫu" của hệ thống quốc lộ Hoa Kỳ vô cùng phong phú và đa dạng.

Ngành công nghiệp mới: Chăm Sóc Quốc Lộ

"Adopt A Highway" (Chăm Sóc Quốc Lộ) là gì? Đó là một chương trình khởi thủy từ những năm 80 tại bang Texas, Hoa Kỳ. Một nhân viên trong Sở Giao Thông Texas khi ấy đã tập hợp tình nguyện viên để dọn dẹp rác thải trên đường cao tốc. Năm 1985, một câu lạc bộ phục vụ cộng đồng đã nhận bảo dưỡng 3 km đường quốc lộ, lãnh trách nhiệm dọn dẹp đoạn đường mỗi mùa một lần. 

Để ghi nhận công sức của câu lạc bộ ấy, bang Texas đã nghĩ ra loại biển báo mang tên "Adopt A Highway" (Chăm Sóc Quốc Lộ) có ghi tên tổ chức đã tình nguyện đóng góp vào việc gìn giữ quốc lộ.

Ngày nay hầu hết các bang ở Mỹ cùng vài quốc gia đều có chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ. Ngoài ra, còn có thêm chương trình "Sponsor a Highway" (Bảo Trợ Quốc Lộ), trong đó các công ty sẽ thuê nhà thầu chuyên nghiệp đến xử lý rác thải trên đường để không cần phải đich thân tham gia tình nguyện.

Vì lẽ đó, nhiều người bắt đầu tự hỏi những tổ chức được đăng tên trên biển báo Chăm Sóc Quốc Lộ kia đang thực sự tình nguyện cống hiến cho sự nghiệp gìn giữ con đường hay chỉ coi đó là phương tiện quảng cáo truyền thông hữu hiệu.

Kết quả thật bất ngờ, nguyên một ngành công nghiệp mới toanh đã sinh ra để phục vụ cho "nhu cầu" chăm sóc quốc lộ của doanh nghiệp: các đại lý chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ mọc lên, cấp cho doanh nghiệp những tấm biển quảng cáo thay thế cho các hình thức khác như biển quảng cáo ngoài trời thông thường, phát thanh và truyền hình.

Xem thêm: Phần lớn tiền quảng cáo di động toàn cầu đang 'chảy' vào túi ai?

Đường xá sạch đẹp, đại lý được tiền

Công ty Adopt-A-Highway Litter Removal Service of America Inc (Dịch vụ xử lý rác thải chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ của công ty America, AAHLRSA) là một ví dụ của ngành công nghiệp mới lạ này. 

Khi Teryl Macia, người sáng lập công ty, nhận bảo dưỡng một đoạn đường quốc lộ Pacific Coast ở California với niềm mong mỏi công việc làm ăn sẽ được cải thiện hơn nhờ tấm biển báo "ghi công" với xã hội, cô nhận ra rằng mình có thể làm nhiều hơn thế. 

Bắt tay với nhà điều phối của chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ sở tại, cô thuê một nhóm nhỏ đến thay mình xử lý rác thải trên đường và chẳng bao lâu sau đó, AAHLRSA đã ra đời nhằm mục đích giúp các công ty nhận chăm sóc quốc lộ dễ dàng hơn.

AAHLRSA và những công ty cạnh tranh như Adopt A Highway Maintenance Corporation (Tập đoàn bảo trì dịch vụ Chăm Sóc Quốc Lộ) sẽ quản lý toàn bộ quá trình đăng ký và thực hiện tài trợ quốc lộ cho các doanh nghiệp từ hãng bánh cho tới đại lý xe hơi trong khu vực để rồi thu phí hàng tháng.

AAHLRSA còn hợp tác với Sở Giao Thông Vận Tải để cử các nhóm nhỏ thu dọn rác trên những đoạn đường được bảo trợ, cấp biển báo "Chăm Sóc Quốc Lộ" cho các doanh nghiệp bảo trợ và xử lý thủ tục giấy tờ. Chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ thường yêu cầu nhà bảo trợ cam kết trong vòng một, hai năm.

Chính quyền tiết kiệm, doanh nghiệp được tiếng

Chương trình cũng có một bộ phận tham gia vì từ thiện, nhưng động cơ của các nhà tài trợ chủ yếu là để PR. CEO Melinda Centner cho biết chi phí để được bảo trợ một đoạn đường cao tốc thông qua AAHLRSA là 200 - 600 USD một tháng tùy thuộc vào độ dài, số lần xử lý rác mà bang yêu cầu, trong khi chi phí đặt biển quảng cáo thông thường là 7000 - 14000 USD một tháng.

Khác với biển quảng cáo, doanh nghiệp chỉ có thể đưa tên và logo lên biển báo chứ không được phép đăng số điện thoại, khẩu hiệu, website. Nhưng AAHLRSA đã tận dụng yếu tố này để mặc cả với doanh nghiệp nếu muốn tên thương hiệu nằm ở vị trí bắt mắt nhất với người tiêu dùng.

Chi phí quảng cáo trên 1000 lượt xem của dịch vụ Chăm sóc Quốc lộ thấp hơn hơn hẳn các loại hình TV, tạp chí, truyền hình cáp hay radio.

Dù không được đăng tải nhiều thông tin nhưng các biển báo Chăm Sóc Quốc Lộ vẫn thu hút doanh nghiệp vì mang tính chất từ thiện, bảo vệ môi trường. Kinh phí dành cho dịch vụ của AAHLRSA được doanh nghiệp trích ra từ cả quỹ từ thiện lẫn quỹ marketing, tuy nhiên Centner cho biết, tỉ lệ đến từ quỹ marketing vẫn cao hơn. 

Các khách hàng hài lòng phản hồi rằng, nhờ khoản kinh phí này, họ xây dựng được hình ảnh tốt đẹp trong mắt cộng đồng. Vừa tốn ít tiền, vừa mang lại thông điệp hữu ích, đó chính là lý do tại sao chương trình vô cùng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Centner cho biết kích cỡ thị trường cũng khá ổn định và tăng trưởng vừa phải. Năm 2008, cũng như bao ngành khách, ngành chăm sóc quốc lộ cũng suy thoái, nhưng Sở Giao Thông vẫn tiếp tục cắt giảm chi phí, đồng nghĩa với việc chính quyền mong muốn tận dụng chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ để tiết kiệm. Chính quyền vui lòng hợp tác với các công ty như AAHLRSA cùng các nhà bảo trợ tiềm năng vì tự dưng họ lại có một nguồn lao động miễn phí. Trong khi đó, các nhóm xử lý rác thải của AAHLRSA ngày một chuyên nghiệp, có khả năng cáng đáng khối lượng công việc nhiều hơn.

Xem thêm: Quảng cáo mới của Pepsi dọa khách chờ xe buýt ở London sợ chết khiếp

Hàng nghìn cây số vẫn bỏ ngỏ, tiềm năng tăng trưởng vẫn khả quan

Tuy nhiên nhiều bang vẫn chưa có chương trình Bảo Trợ Quốc Lộ, mới chỉ có chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ (một số bang như California gộp cả hai làm một, gọi chung là Chăm Sóc Quốc Lộ). Một số bang như Illinois lại không cho phép các tổ chức thuê ngoài công việc xử lý rác thải nhưng khi họ dần dần chấp thuận sự tài trợ của doanh nghiệp, AAHLRSA sẽ có thêm nhiều cơ hội.

Tuy nhiên, số đoạn đường để trống vẫn nhiều hơn số lượng đã được nhận bảo dưỡng. Tại Texas năm 2013, 10% số lượng đường cao tốc (tương đương khoảng 14.500 km) đã có "bảo mẫu", giúp chính phủ bang tiết kiệm được những 5 triệu USD mỗi năm. Trong khi đó, tại Rhode Island, một lượng lớn quốc lộ nằm trong chương trình này vẫn được bỏ ngỏ, tiềm năng tăng trưởng cho ngành vẫn rất khả quan.

Dù cần nguồn thu nhập nhưng các bang không thể chỉ đơn thuần cho thuê, bán biển quảng cáo trên đường. Quy định an toàn của cơ quan Quản Lý Đường Cao Tốc Liên Bang không cho phép đặt các biển báo miễn phí ở khu vực giao giữa các tiểu bang hay bên phải đường. Chính vì thế, các biển báo Chăm Sóc Quốc Lộ vẫn sẽ là lựa chọn cho các doanh nghiệp thay cho biển quảng cáo.

Điều gì cũng có mặt trái

Tuy nhiên, chương trình này lại khiến cho điều Thứ Nhất (đảm bảo các quyền tự do ngôn luận, tín ngưỡng, báo chí...) trong Hiến Pháp Hoa Kỳ trở nên gây tranh cãi. Đó là trường hợp đảng KKK (chủ trương đề cao người da trắng, bài Do Thái, bài Công giáo...) cũng nhận bảo dưỡng một đoạn đường cao tốc ở Missouri và phản biện thành công khi bảo vệ quyền tự do ngôn luận của mình trước tòa án. Và thế là Missouri đã đổi tên đoạn đường đó thành cao tốc "Rosa Parks". Mặt khác, chương trình Chăm Sóc Quốc Lộ vẫn chưa sôi động, hiệu quả của nó chung quy vẫn chỉ là gây tò mò cho tài xế qua đường trong thoáng chốc.

Tuy nhiên, đối với những công ty như AAHLRS, việc đóng vai trò là đại lý bảo dưỡng, cung cấp dịch vụ quảng cáo cho doanh nghiệp vẫn có lợi ở chỗ là có khả năng tạo ra việc làm.

>> Kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ bán ngô trên quốc lộ

Thùy An

kyanh

Priceonomics

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên