MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tham vọng của người Thái lớn đến đâu?

19-08-2014 - 12:13 PM |

"Chúng tôi sẽ mua kinh nghiệm và đi đường tắt để sở hữu một chuỗi bán lẻ hoàn thiện"..

Berli Jucker Plc (BJC) đã bỏ ra 879 triệu USD (khoảng 28 tỷ baht) mua lại  METRO Cash & Carry Vietnam, công ty thuộc tập đoàn Metro Group với mục tiêu trở thành một nhà cung cấp hàng tiêu dùng khép kín và đầy đủ nhất trong khu vực.

Mua lại Metro là một thương vụ mang tính bước ngoặt của BJC. Metro Cash & Carry Việt Nam, một công ty con của Tập đoàn Metro của Đức hiện sở hữu hệ thống 19 siêu thị trên toàn quốc.

Các nhà bán lẻ Đức tiến vào thị trường Việt Nam từ năm 2002, sở hữu 4.000 nhân viên và đạt doanh thu lên tới 692 triệu USD trong năm tài chính 2013.

Metro Việt Nam kiểm soát 22% thị phần của thị trường bán lẻ trong nước và là tổ chức bán lẻ nước ngoài lớn nhất.

Sở hữu hệ thống của Metro, BJC sẽ hoàn thiện chuỗi bán lẻ riêng của mình đối với các mặt hàng tiêu dùng từ sản xuất, rồi phân phối thông qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, ông Aswin Techajareonvikul, chủ tịch BJC cho biết trong một phát biểu từ Bangkok ( Theo tờ Bangkok Post ).

Ông Aswin Techajareonvikul chụp hình bên cạnh kệ trưng bày sản phẩm khoai tây chiên tại cửa hàng Jacy Foods (BJC), Malaysia.

"Sau khi
hoàn thiện việc xây dựng nền tảng kinh doanh tại Việt Nam, chúng tôi sẽ áp dụng mô hình kinh doanh này ở Lào, Campuchia và Myanmar"
, ông nói.

Với thương vụ này, BJC hy vọng sẽ nâng tầm vị thế của mình tại Việt Nam.

Công ty này sản xuất chai thủy tinh, lon nhôm và giấy lụa đồng thời cũng phân phối những sản phẩm này tới tay người tiêu dùng. Điều này tạo ra một chuỗi cung ứng khép kín.

"Chúng tôi sẽ mua kinh nghiệm và đi đường tắt để sở hữu một chuỗi bán lẻ hoàn thiện", ông Aswin cho biết.

"Mua lại Metro sẽ giúp tăng tổng doanh thu của chúng tôi lên 50% trong năm tới, lên khoảng 63 tỷ baht".

Năm ngoái, tổng doanh thu của BJC là 42 tỷ baht.

Với chuỗi Metro, không gian bán lẻ của BJC tại Việt Nam sẽ tăng từ 6.000 mét vuông
lên tới 112.000 mét vuông

Ngoài Metro, BJC cũng đã cho ra mắt cửa hàng tiện ích B's mart tại Việt Nam hồi đầu năm nay và hiện có 95 địa điểm trên toàn quốc.

"Hình ảnh của BJC sẽ trở nên tốt hơn", ông Aswin cho biết. "BJC sẽ tích hợp chuỗi siêu thị Metro với các mảng kinh doanh hiện tại của chúng tôi tại Việt Nam. Thương hiệu Metro sẽ được loại bỏ thay đổi thành một tên gọi mới trong vòng 12 đến 18 tháng tới".

Mô hình kinh doanh của Metro cũng sẽ được thay đổi để phù hợp với chính sách của cổ đông lớn nhất của công ty, ông Charoen Sirivadhanabhakdi, người có tham vọng biến BJC trở thành công ty đầu tiên ở Đông Nam Á cung cấp dịch vụ bán lẻ khép kín, bắt đầu tại Việt Nam và mở rộng sang các nước khác.

"Đây là thời điểm thích hợp để tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam, khi nền kinh tế của đất nước này đang có dấu hiệu khởi đầu của một xu hướng tăng trưởng", ông Aswin cho biết.

Tầng lớp trung lưu và giàu có của Việt Nam được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần trong vòng 5 năm và Việt Nam có mức tăng trưởng GDP vượt trội hơn với nhiều nước Đông Nam Á, đứng thứ 3 sau Indonesia và Philippines.

Ngoài ra, số lượng các cửa hàng tiện ích hiện đại ở Việt Nam vẫn còn thấp, ở mức 4% so với 71% ở Singapore, 54% ở Malaysia và 44% ở Thái Lan.

BJC sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh bằng cách sản xuất nhiều hàng hóa, xây dựng danh mục sản phẩm tìm kiếm những phi vụ M&A mới.

Công ty đã có thâm niên 120 năm trong thị trường sản xuất và bán lẻ. Mục tiêu của công ty là phải sở hữu những cửa hàng bán lẻ mang thương hiệu riêng mình để hoàn thiện chuỗi bán lẻ khép kín.

BJC trước đó đã cố gắng để mua lại Carrefour tại Thái Lan, nhưng thương vụ cuối cùng lại thất bại. Vào thời điểm đó, Casino chiến thắng và đã đổi tên Carrefour của Thái Lan thành Big C Supercenter.

Cổ phiếu BJC hiện đang được niêm yết trên SET với giá 54baht/cp, giá trị vốn hóa đạt khoảng 86,4 tỷ baht (2,7 tỷ USD).

>> Nhìn từ vụ mua lại Metro: 'Chiến lược của người Thái cao tay hơn' 

Anh Thu

anhnt

Theo Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên